Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Ngôn sứ Gioan Tẩy Giả

Chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả (Mt 11,11) 
 
Suy niệm
 
1. Ngôn sứ Gioan Tẩy Giả

Trong mùa vọng, hình ảnh Gioan Tẩy Giả nổi bật, ông là nhân vật tích cực hoạt động: rao giảng, loan báo, làm phép rửa, kêu gọi ăn năn trở lại. Người ta cảm thấy ông rất lo lắng, rất vội vã thúc bách khẩn trương: “Có Đấng đang đến, đang ở giữa các anh chị em, anh chị em hãy cải thiện con tim gấp lên… Chiếc rìu đã kề gốc cây.”

Gioan Tẩy Giả là ngôn sứ cuối cùng. Mọi người kéo đến với ông, đến với sứ điệp của ông. Quả thực suốt dòng lịch sử dân Ítraen, những lời tiên tri đã lan sâu rộng và được tập trung vào một Đấng. Tất cả mọi hy vọng đều đổ dồn vào một Đấng: Đấng thực hiện lời giao ước. Ngày nay, chúng ta suy nghĩ và tự hỏi xem thời hạn của Gioan đã chấm dứt chưa?

Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói kẻ bé mọn nhất trong nước trời còn cao trọng hơn Gioan. Nghĩa là, một đàng, sứ mệnh của Gioan đã kết thúc vì có Đấng đã đến phục hưng nước Thiên Chúa. Nhưng đàng khác, nước trời còn chịu nhiều bạo lực, nước trời này chưa đến thời toàn hảo, Đức Kitô chưa được hoàn toàn biểu lộ. “Từ thời Gioan tới chúng ta ngày nay, nước trời phải chịu đau khổ vì bạo hành.” Chính vì thế, Gioan Tẩy Giả đã sát nhập với tất cả những ai khẩn cấp kêu gọi đổi mới tâm can trong thế giới đang chịu đau khổ vì bạo lực, như: chiến tranh do chủng tộc, chiến tranh do chủ thuyết, chiến tranh do nội chiến, chiến tranh do phân hóa quốc tế.

Gioan Tẩy Giả, một lần nữa, sát nhập với những người hô hào cần phải ăn năn trở lại với Đấng đến giải phóng, chỉ có Người mới có thể xây dựng công trình hòa bình toàn hảo thôi.

Còn chúng ta, dâng tế lễ Thánh Thể là tiếp tục vai trò của Gioan, vì tế lễ Thánh Thể là tuyên xưng sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cộng đoàn tụ họp để chia sẻ với Người trong công trình cứu độ cho tới khi Người đến hoàn tất thế giới.

Cử hành Thánh lễ, chính là tuyên xưng quyền phép ban hòa bình của Đức Kitô, là loan báo hoàng tử hòa bình và nước trời bình an.

2. Gioan Tẩy Giả

Lustiger là người Do Thái đã từng chứng kiến cảnh phân biệt chủng tộc và việc Đức quốc xã tiêu diệt người Do Thái. Là người Do Thái, nhưng có bạn là người Công giáo, một hôm theo bạn đến nhà thờ và từ đó muốn trở lại Công giáo. Anh muốn thuộc về Chúa và dâng hiến cuộc đời cho Chúa. Mặc dù ông bố không chấp thuận, nhưng anh nhất quyết đi tu để phục vụ người nghèo khổ, yếu đuối. Năm 1954, thụ phong linh mục. Năm 1964 được chọn làm Giám mục và được đề cử về làm Tổng Giám mục Paris. Bị một số người bất bình phản đối, nhưng ngài vẫn kiên vững trong đức tin và quan tâm phục vụ mọi người.

Bài Tin Mừng hôm nay nói đến một con người đặc biệt, có sứ mệnh chuẩn bị tâm hồn người Do Thái đón nhận Chúa, con người ấy là Gioan Tẩy Giả. Kể từ khi gặp Chúa Giêsu, nhất là từ khi bị Hêrôđê tống ngục, cố gắng quan trọng của Gioan là làm sao cho môn đệ của ông nhận ra Chúa Giêsu là Đấng Thiên sai. Dù tống giam Gioan, nhưng Hêrôđê vẫn còn nể Gioan, nên cho ngài được liên lạc với bên ngoài, bằng chứng là các việc Chúa Giêsu làm đều đến được tai Gioan và các môn đệ vẫn được tiếp xúc với ngài. 

Chúa Giêsu cũng đã từng ca tụng Gioan với dân chúng đi theo và nghe Ngài giảng dạy. Bằng lối văn đặt câu hỏi dồn dập, Ngài nhấn mạnh đến một số đức tính của Gioan. Trước hết, là thái độ cứng rắn không chịu thua sự dữ: “Các người đi ra sa mạc để coi cái gì? Cây sậy rung trước gió ư?” Gioan không phải là cây sậy. Gioan đã dám đương đầu với sự xấu. Gioan không nể vua Hêrôđê khi khuyến cáo vua không được lấy vợ của người anh cùng cha khác mẹ với mình là Philip. Thứ đến là việc từ bỏ mọi sự để sống nghèo khó. Gioan không ăn mặc mịn màng và sống xa hoa. Gioan chỉ vận tấm da thú, ăn những thức ăn đơn sơ tìm được nơi rừng hoang, như châu chấu, mật ong. Sau cùng Chúa Giêsu nhấn mạnh đến sứ mệnh của Gioan: “Các người đi xem một tiên tri ư? Ta bảo các người: và còn hơn một tiên tri nữa.” Về ông đã có viết: “Này Ta sai sứ thần đi trước mặt ngươi để dọn đường cho ngươi.”

Tuy nhiên, nếu vai trò của Gioan cao trọng, thì Nước Trời còn cao trọng hơn, vì người nhỏ nhất trong Nước Trời còn lớn hơn Gioan. Sở dĩ Nước Trời có giá trị lớn lao vì có sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô. Nước Trời được mô tả như vương quốc của sức mạnh và chỉ những kẻ mạnh mới dành được phần thắng.

Ước gì chúng ta biết sống trọn vẹn ơn gọi của chúng ta và tìm gặp được Đức Giêsu là Đấng cứu độ và niềm vui của chúng ta nơi trần gian này.

Cầu nguyện
 
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã hứa ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế. Qua Bí tích Thánh Thể, Chúa viếng thăm từng cuộc đời chúng con, Chúa giáng sinh từng ngày trong đời sống chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết thanh tẩy mình mỗi ngày để xứng đáng là máng cỏ thơm ngát cho Chúa giáng sinh ngự trị.

Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, vì chúng con là người yếu đuối. Chúng con còn ngủ vùi trong đam mê tật xấu. Chúng con còn thiếu can đảm chống trả chước cám dỗ. Chúng con chưa mạnh mẽ để nói không với tội lỗi. Chúng con còn mang nặng những yếu đuối và tật xấu. Xin nâng đỡ chúng con bằng cánh tay mạnh mẽ, bằng sức mạnh và quyền năng của Chúa. Xin quyền năng Chúa hiển trị trên sự yếu hèn của chúng con, để chúng con vượt thắng những cám dỗ tội lỗi. Xin giúp chúng con luôn đứng vững trước những trào lưu của xã hội đang loại trừ Thiên Chúa, đang cuốn hút trong đời sống hưởng thụ. Xin cho những ai đang mê ngủ trong danh vọng trần gian được thức tỉnh mà quay trở về với Chúa. Xin Chúa giúp họ biết thức tỉnh trước những cạm bẫy của thế gian và ma quỷ. Xin cho họ biết hoán cải để thực tâm quay trở về với Chúa tình thương.

Lạy Chúa, xin cho chúng con là người cao trọng trong Nước Trời khi chúng con luôn trung tín theo lề luật của Chúa. Xin Chúa giáng sinh mang phước lành xuống trên cuộc đời chúng con, để chúng con luôn an bình sống trong sự che chở của Chúa. Amen
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2010

Đứng dậy mà đi

Đứng dậy mà đi

Thứ Hai Tuần thứ 2 Mùa Vọng
Lời Chúa: 
Lc 5, 17-26
17Một hôm, khi Đức Giêsu giảng dạy, có mấy người Pharisêu và luật sĩ ngồi đó; họ từ khắp các làng mạc miền Galilê, Giuđê và từ Giêrusalem mà đến. Quyền năng Chúa ở với Người, khiến Người chữa lành các bệnh tật. 18Bỗng có mấy người khiêng đến một bệnh nhân bị bại liệt nằm trên giường, họ tìm cách đem vào đặt trước mặt Người. 19Nhưng vì có đám đông, họ không tìm được lối đem người ấy vào, nên họ mới lên mái nhà, dỡ ngói ra, thả người ấy cùng với cái giường xuống ngay chính giữa, trước mặt Đức Giêsu. 20Thấy họ có lòng tin như vậy, Người bảo: "Này anh, anh đã được tha tội rồi." 21Các kinh sư và các người Pharisêu bắt đầu suy nghĩ: "Ông này là ai mà nói phạm thượng như thế? Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?" 22Nhưng Đức Giêsu thấu biết họ đang suy nghĩ như thế, nên Người lên tiếng bảo họ rằng: "Các ông đang nghĩ gì trong bụng vậy? 23Trong hai điều: một là bảo: "Anh đã được tha tội rồi", hai là bảo: "Đứng dậy mà đi", điều nào dễ hơn? 24Vậy, để các ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội Đức Giêsu bảo người bại liệt: tôi truyền cho anh: Hãy đứng dậy, vác lấy giường của anh mà đi về nhà!" 25Ngay lúc ấy, người bại liệt trỗi dậy trước mặt họ, vác cái anh đã dùng để nằm, vừa đi về nhà vừa tôn vinh Thiên Chúa. 26Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ kinh hãi bảo nhau: "Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ!"
 
Đứng dậy mà đi (Lc 5,23)
 
Suy niệm: 
 
Bệnh tật nơi thân xác con người có thể tượng trưng cho một thứ bệnh tật nào đó nơi tinh thần. Ít người mắc bệnh câm, nhưng ai cũng có kinh nghiệm về sự câm nín, do sợ hãi của chính mình hay do bị đe dọa bắt phải im. Ít người mắc bệnh điếc, nhưng lại có quá nhiều cuộc đối thoại mà hai bên chẳng hiểu nhau, vì mất khả năng nghe. Người mù không phải chỉ là người không thấy ánh mặt trời, nhưng còn là người không dám thấy ánh sáng của sự thật, không nhận ra hình ảnh người anh em nơi khuôn mặt kẻ thù. Không phải ai cũng có bàn tay khô bại, không duỗi ra được, nhưng ai cũng có lần thấy mình khó đưa tay ra để bắt tay người khác. Đức Giêsu đã chữa cả thảy bao nhiêu bệnh nhân, chúng ta không biết. Nhưng chắc Ngài đã không dừng lại ở việc chữa lành thân xác. Ngài muốn một sự lành mạnh nơi toàn diện con người.

“Bấy giờ kẻ què sẽ nhảy nhót như nai” (Is 35, 6). Lời của ngôn sứ Isaia trong bài đọc thư I đã ứng nghiệm. Khi anh bại liệt trỗi dậy, vác giường và đi một mạch về nhà, chúng ta thấy niềm vui bừng tỏa trên khuôn mặt của anh và các bạn. Cả gia đình của anh cũng sẽ ngập tràn hạnh phúc khi thấy anh trở về, đi đứng như một người bình thường. Nhưng có điều họ không nhận ra đó là chuyện anh được tha tội. Đức Giêsu đã tha tội cho anh dù anh không xin, vì điều anh quan tâm chỉ là sự bất toại thể lý. Nhưng tâm hồn anh đã bước đi, trước khi đôi chân anh đi được. Sự trỗi dậy của anh là sự trỗi dậy của cả hồn lẫn xác. Đức Giêsu có cơ hội để tỏ cho nhóm các Luật sĩ và Pharisêu thấy không nhất thiết phải đi gặp tư tế và dâng lễ đền tội mới được tha. Chỉ bằng một lời nói đơn sơ dễ dàng, Ngài có quyền ban ơn tha thứ. Chính việc anh bất toại được chữa lành làm chứng về quyền năng này.

Ngược với thái độ tin tưởng táo bạo của anh bất toại và các bạn, là thái độ thụ động ngồi của các Luật sĩ và Pharisêu. Họ cứng nhắc trong suy nghĩ truyền thống của mình: chỉ một mình Thiên Chúa mới có thể tha tội. Họ không tin Đức Giêsu được chia sẻ quyền ấy từ Cha, dù họ đã tận mắt thấy anh bất toại đi được. Mùa Vọng là thời gian trỗi dậy, ra khỏi sự bất toại và bước đi. Có những bệnh bất toại về mặt thiêng liêng, khiến tôi không đến gần Chúa được, cũng không dám đến với anh em. Có những bất toại về trí tuệ khiến tôi bị kẹt trong những định kiến, thiên kiến, thành kiến, không dám mở ra để đón nhận những sự thật bất ngờ và đáng sợ. Có những bất toại về tình cảm khiến tim tôi như bị cầm tù, không sao thoát khỏi được chuyện yêu ghét oán hờn dai dẳng. Xin Giêsu giải phóng tôi, cho tôi khỏi bất toại, để tôi được tự do.

Lạy Chúa Giêsu, sống cho Chúa thật là điều khó. Thuộc về Chúa thật là một thách đố cho con. Chúa đòi con cho Chúa tất cả để chẳng có gì trong con lại không là của Chúa. Chúa thích lấy đi những gì con cậy dựa để con thực sự tựa nương vào một mình Chúa. Chúa thích cắt tỉa con khỏi những cái rườm rà để cây đời con sinh thêm hoa trái. Chúa cương quyết chinh phục con cho đến khi con thuộc trọn về Chúa. 

Xin cho con dám ra khỏi mình, ra khỏi những bận tâm và tính toán khôn ngoan để sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, dù phải chịu mất mát và thua thiệt. Ước gì con cảm nghiệm được rằng trước khi con tập sống cho Chúa và thuộc về Chúa thì Chúa đã sống cho con và thuộc về con từ lâu. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Cầu nguyện: 
 
Lạy Chúa Giêsu, vì yêu thương chúng con, Chúa đã giáng sinh làm người để cứu độ trần gian. Chúa đã rong ruổi đường đời để thi ân giáng phúc cho nhân trần. Đôi tay Chúa đã xoa dịu biết bao mảnh đời khốn khổ lầm than. Đôi chân Chúa đã vượt qua mọi trở ngại để đến với những con người nghèo khổ, bệnh tật đang bị xã hội loại trừ. Xin cho chúng con biết họa lại tình yêu Chúa trong cung cách sống phục vụ của chúng con.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, bênh tật thể xác là nỗi khổ của con người, nhưng bệnh tật về tâm hồn không chỉ giết chết mình mà còn làm khổ tha nhân. Xin Chúa hãy chữa lành bệnh tật tâm hồn chúng con là tội lỗi, là những đam mê mù quáng, là những tham lam vô độ đã gây nên biết bao nỗi đau cho tha nhân và hủy diệt hồn xác chúng con. Xin lôi kéo chúng con ra khỏi hố thất vọng của tội lỗi. Xin chữa lành những thương tích do tội lỗi gây ra trong tâm hồn chúng con bằng ơn tha thứ của Chúa. Xin cho chúng con biết mở rộng lòng đón nhận ơn Chúa để sửa mình mỗi ngày một tốt hơn.

Lạy Chúa, Chúa đã động lòng xót thương những mảnh đời bất hạnh. Xin xót thương linh hồn tội lỗi chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sự dữ. Chúng con xin dâng gia đình chúng con cho Chúa. Xin gìn giữ mọi người trong ơn lành của Chúa. Chúng con xin tín thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Amen
Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Thứ Ba, 30 tháng 11, 2010

Giấc mơ vô tận

"Chúa Giêsu chữa nhiều người và hoá bánh ra nhiều".
 
Lời Chúa: Mt 15, 29-37
Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần biển Galilêa, và Người lên ngồi trên núi; dân chúng lũ lượt đến cùng Người, đem theo kẻ câm, mù, què, liệt và nhiều người khác, và đặt họ dưới chân Người. Người đã chữa lành họ. Dân chúng kinh ngạc nhìn thấy kẻ câm nói được, người què bước đi, người đui lại thấy, và họ tôn vinh Thiên Chúa Israel.

Còn Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ mà phán: "Ta thương xót đoàn lũ này, vì đã ba ngày, họ ở lại với Ta, nhưng không có gì ăn. Ta không muốn cho họ về bụng đói, sợ họ té xỉu dọc đàng". Các môn đệ thưa Người: "Chúng con lấy đâu đủ bánh trong hoang địa này mà cho ngần ấy dân chúng ăn no?" Chúa Giêsu nói với họ: "Các con có bao nhiêu chiếc bánh?" Họ thưa: "Có bảy chiếc, và ít con cá nhỏ". Người truyền dân chúng ngồi xuống đất. Người cầm lấy bảy chiếc bánh và mấy con cá, tạ ơn, bẻ ra và trao cho các môn đệ, các môn đệ đem cho dân chúng. Tất cả đều ăn no, và mảnh vụn còn lại người ta thu lượm được bảy thúng đầy. Số người đã ăn lên tới bốn ngàn, không kẻ đàn bà con nít. Sau khi giải tán dân chúng, Người bước lên thuyền và đến địa phận Magađan.
 
SUY NIỆM 1: Giấc mơ vô tận

Đức Giêsu xuống khỏi miền ấy, đến Biển Hồ Galilê. Người lên núi và ngồi ở đó. Có những đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành. (Mt. 15, 29-30)

Một Lời

Niềm hy vọng không ngừng vọt ra từ những bản văn của ngôn sứ Isaia. Hôm nay, niềm hy vọng này làm sống lại ước muốn của chúng ta được vượt qua những giới hạn của sự chết, được sống toàn vẹn, thoát khỏi tang tóc đau thương. Chúng ta thấy trong niềm hy vọng đó lời Chúa ban sự sống xứng đáng dồi dào, xóa sạch mọi khổ nhục. Đó là sự sống vô hạn.

Tin mừng lập lại đề tài này, không phải bằng lời loan báo viển vông, mà bằng dấu chỉ thực hiện niềm hy vọng vô tận này rõ ràng, cụ thể qua việc: “Chúa cầm lấy bảy tấm bánh và mấy con cá, Người tạ ơn, bẻ ra trao cho các môn đệ phân phát cho dân chúng”.

Một Xã Hội

Chúng ta đang bị một cú sốc. Sau vài thập niên, ai cũng tưởng rằng trái đất là nguồn phong phú vô tận. Nhưng nếu chỉ trong vòng không đầy một tháng thôi, mỏ dầu cạn kiệt, biển khơi chồng chất cặn bã và làm cá chết, những loài vật biến mất, môi trường bị phá hủy, không khí bị ô nhiễm: trái đất sẽ cạn kiệt, thì không còn sản phẩm mới nữa, nguyên liệu hết, đời sống sẽ chẳng còn gì.

Và chúng ta sẽ ra sao?

Thiên Chúa đã hứa ban cho một đời sống phong phú vô tận, nhưng Ngài nhấn mạnh đến phẩm chất của đời sống này, chứ không nói đến đời sống vật chất. Để niềm hy vọng của chúng ta có một giá trị cao quý đích thực về đời sống, chúng ta hãy nghĩ xem và thử đặt vấn đề: “Tôi hy vọng gì? hay đúng hơn: tôi hy vọng vào ai?”. Chúng ta sẽ tìm thấy vô tận ở đâu? Nơi sản phẩm mình có, hay nơi nhân phẩm của mình, nơi cái mình có, hay nơi mình là. Cái mình là, cái phẩm giá mới làm cho đời sống trở thành vô tận. Vậy hãy ném cái thùng của mình vào cái giếng vô tận tuyệt đối, ném cái hữu thể của mình vào hữu thể của Thiên Chúa, ném đời sống mình vào nguồn sống hằng có đời đời của Thiên Chúa.

Sau cùng, để được sống vô biên, cần phải chia sẻ nó. Bánh được hóa ra nhiều để chia sẻ cho đám dân đông đảo, thế mà vẫn còn thu được nhiều thúng đầy. Của cải của chúng ta cần được san sẻ, đời sống của chúng ta cần được bẻ ra phân phát cho nhiều người, nhờ thế, nó được trở nên vô tận.
C.G

SUY NIỆM 2: Hoá bánh ra nhiều lần 2

Nạn đói tại Somali và một vài nơi trên thế giới là một ô nhục cho nhân loại ngày nay. Nhưng không riêng gì tại các nước nghèo, ngay trong các nước giàu, người ta cũng nói đến những hình thức nghèo đói và thiếu ăn mới, đó là nghèo đói tình người: con người có thể có một bộ óc phát triển hơn, một thân thể cường tráng hơn, nhưng trái tim thì lại mỗi ngày một nhỏ lại.

Chúa Giêsu đã đến để làm cho con người được giàu có dư dật hơn, nhưng thiết yếu là giàu có dư dật tình người. Ngài đã không mang lại cho con người cây đũa thần kinh tế chính trị để chỉ làm một cử động nhỏ bé là có đủ cơm bánh. Mồ hôi, nước mắt vẫn là định luật của cuộc sống. Chúa Giêsu không muốn xoá bỏ định luật ấy. Phép lạ, hay đúng hơn giải pháp Ngài đem đến chính là tình người: có tình người, con người có thể xoá bỏ được mọi thứ nghèo đói. Đó là sứ điệp mà chúng ta có thể tìm thấy trong bài Tin mừng hôm nay.

Chúa Giêsu xót thương đám đông đi theo Ngài. Ngài xót thương họ không những vì họ đang đói khát cơm bánh thể xác, mà còn vì nỗi đói khát tinh thần của họ. Phép lạ bánh hoá nhiều không phải là một giải pháp tạm thời xoa dịu cơn đói khát, mà là một lời mời gọi, một khơi dậy về một chiều kích vượt trên những nhu cầu thể lý. Bên kia cơm bánh nuôi thể xác, Chúa Giêsu mời gọi con người hướng về một của ăn không hư nát là sự sống thần linh, sự sống làm cho con người biết yêu thương, quảng đại hơn.

Chúa Giêsu đã có thể nói một lời và phép lạ liền diễn ra. Nhưng Ngài đã không làm thế. Ngài tra vấn các môn đệ để khơi dậy nơi các ông mối quan tâm, lo lắng đến người khác. Và chính từ những chiếc bánh và nhưng con cá có sẵn, tượng trưng cho sự đóng góp và lòng quảng đại của con người, Chúa Giêsu đã làm phép lạ bánh hoá nhiều nuôi sống đám đông dân chúng.

Giàu tình người, giàu lòng quảng đại, giàu tình liên đới, đó là sự giàu có đích thực, và với sự giàu có ấy, phép lạ của Chúa Giêsu sẽ không ngừng được tiếp diễn và lúc đó cái đói khát thể xác mới được xoá bỏ và kiếp nghèo mới được hạ giảm.

(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)

Thứ Hai, 29 tháng 11, 2010

Mạc khải cho kẻ bé mọn

Cha đã mặc khải cho những người bé mọn (Lc 10,21)
Suy niệm
 
Phân tích

1. Văn mạch: Sau một thời gian đi truyền giáo trở về, các môn đệ vui mừng kể lại cho Chúa Giêsu nghe những thành công của mình. Nhân dịp này Đức Giêsu nhận xét về kết quả ấy của họ: Ngài chia vui với họ vì những thành công ấy. Nhưng Ngài cho biết họ càng nên vui mừng hơn vì Thiên Chúa đã coi họ là công dân của Nước Trời: “tên các con được ghi trên trời” (Lc 10,17-20).

2. Chúa Giêsu lại liên tưởng đến những kẻ không đón nhận Tin Mừng vì lòng trí họ kiêu căng tự mãn. Những người này khác hẳn với những tâm hồn đơn sơ bé mọn đã đón nhận Tin Mừng do các môn đệ rao giảng. Và Ngài cảm tạ Chúa Cha về việc đó.

Suy gẫm

1. “Con xưng tụng Cha vì đã dấu không cho những người thông thái khôn ngoan biết những điều ấy…”: Tôi cũng xưng tụng cảm tạ Thiên Chúa vì đã ban cho tôi được đức tin, được biết Chúa. Nhiều người thông thái khôn ngoan hơn tôi đã không được những ơn này. Đức tin là một ơn ban chứ không phải là thành quả của công lao con người.

2. “… nhưng đã tỏ ra cho những kẻ đơn sơ”: xin cho con càng ngày càng đơn sơ hơn nữa: đơn sơ với Chúa, đơn sơ với lương tâm con và đơn sơ với mọi người, vì đơn sơ là điều kiện thuận lợi con được Chúa dạy bảo và ban ơn.

3. Ba động từ chủ chốt của đoạn này là “thấy, nghe và biết.” Còn những người được “thấy”, được “nghe” và được “biết” Tin Mừng là ai? Thưa là những kẻ bé mọn. Nói cụ thể hơn, đó là các môn đệ Chúa và dân ở những nơi mà các môn đệ đến rao giảng. Họ không giống với dân ở những thành mà trong đoạn Tin Mừng phía trước (10,13-15) Chúa Giêsu đã nặng lời khiển trách. Những người đó tự cho mình là thông giỏi nên không đón nhận Tin Mừng. Họ giống như những chiếc thùng đầy nước cho nên có đổ thêm bao nhiêu nước nữa thì cũng tràn hết ra ngoài. Còn các môn đệ Chúa Giêsu và dân ở những nơi này thì khiêm tốn ý thức mình còn ngu dốt yếu kém nên vui vẻ đón nhận Tin Mừng, giống như những chiếc thùng rỗng nên chứa đựng được lượng nước đổ thêm vào. Chúa Giêsu vui mừng tạ ơn Chúa Cha vì đã cho những người bé mọn ấy được thấy, được nghe và được biết Tin Mừng.

Muốn đón nhận ơn Chúa, cũng như muốn hiểu biết Thiên Chúa hơn thì chúng ta phải trở nên những kẻ bé mọn, phải ý thức mình còn kém. Và bé mọn thực sự, khiêm tốn thực sự là phải biết đón nhận, đón nhận không những từ nơi Chúa, mà còn phải từ anh em của mình nữa. 

4. “Quả vậy, Thầy bảo cho anh em biết: nhiều ngôn sứ và nhiều vua Chúa đã muốn thấy điều anh em đang thấy, mà không được thấy, muốn nghe điều anh em đang nghe, mà không được nghe” (Lc 10,24)

Môsê, Đavít, Êlia tất cả đều sống trong sự chờ đợi. Chờ đợi Lời Thiên Chúa hứa ban Con của Ngài đến được thực hiện. Họ mong được nhìn thấy Con Thiên Chúa, mong được nghe Ngài giảng dạy về Nước Trời. 

Các tông đồ đã sống, đã đồng hành với Ngài trên mọi nẻo đường. được Ngài dạy dỗ, được sai đi rao giảng Nước Trời. Các ông đã được thấy phép lạ Người làm. Được nghe Ngài nói về Chúa Cha và Nước Trời, nhưng các ông vẫn sống trong hoài nghi cho đến khi Ngài chỗi dậy từ cõi chết.

Ngày nay, Ngài cũng nói với tôi mỗi ngày qua Tin Mừng, qua anh em tôi. Tôi vẫn thấy Ngài bị treo trên Thánh Giá, nơi những người cùng khổ, những người bị áp bức bất công, nơi những tâm hồn thống hối trở về. Tôi đã thấy Ngài sống lại vinh quang và những phép lạ Ngài làm trong cuộc sống quanh tôi. Tôi có thấy mình hạnh phúc hơn các ngôn sứ, các vua Chúa, các tông đồ không? Hay tôi cũng là môn đệ của chủ nghĩa hoài nghi?

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết vui mừng và tin vào những gì Ngài đã làm cho con cũng như nói với con hằng ngày. 

5. “Lạy Cha là Chúa tể trời đất. Con xin ngợi khen Cha vì đã mặc khải cho những người bé mọn biết những điều này” (Lc 10,21)

Bên cạnh tôi là bác nông dân chất phác đang nguyện kinh. Và kia là một người trí thức đang cầu nguyện. Thái độ bề ngoài cho thấy là họ hết lòng tin tưởng. Bác nông dân tin một cách đơn sơ, tin những gì mình nghe biết được. Người trí thức thì nghe, suy nghĩ, phân tích rồi cũng tin. Cả hai đều tin và ý thức mình là những người bé mọn, yếu đuối. Họ chấp nhận những giới hạn của mình và sẵn sàng mở ra cho mặc khải tình yêu Thiên Chúa.

Cũng thế, tôi chỉ có thể đón nhận mặc khải một khi trở nên nhỏ bé và khiêm tốn.
Lạy Cha, xin ban cho con quả tim đơn sơ như trẻ nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Cha ban tặng cho con, và can đảm phó thác hoàn toàn cuộc đời con trong tay Cha.
Cha Carôlô
 
Cầu nguyện: 
 
Lạy Chúa Giêsu, chúng con tin Chúa là Chúa tể muôn loài, muôn vật. Chúng con tin Chúa là Đấng Emanuel đã đến trần gian để ở cùng chúng con. Chúa đã đến mạc khải Nước trời cho những kẻ bé mọn. Chúa đã chấp nhận mục nát đời mình trở nên nguồn ơn cứu độ cho muôn người. Chúng con xin tạ ơn, chúc tụng Chúa.

Lạy Chúa, Chúa đã hứa với những ai thành tâm thiện chí cùng Chúa rằng: “Ai xin thì sẽ được. Ai tìm sẽ thấy. Ai gõ cửa sẽ mở cho.” Xin ban cho chúng con được lòng khiêm tốn và kiên trì tìm kiếm giá trị Nước trời trong thung lũng bể khổ trần gian. Xin đừng để chúng con thất vọng trước những nghịch cảnh cuộc sống. Cho dẫu cuộc đời có lắm truân chuyên. Cho dẫu đường đời có gập ghềnh bởi biết bao chướng ngại, xin cho chúng con biết chạy đến cùng Chúa để nhờ ơn Chúa chúng con vượt qua những gian nan và thử thách.

Lạy Chúa Giêsu mến yêu, xin ban cho chúng con quả tim đơn sơ như trẻ nhỏ, sẵn sàng đón nhận những gì Chúa ban tặng cho chúng con, và can đảm phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Chúng con xin được nép mình bên Chúa như trẻ thơ nép mình trong vòng tay của mẹ. Amen

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

SỐNG MÙA VỌNG

"Chấm mỗi chấm cho đúng, đường sẽ đẹp. Sống mỗi phút cho tốt, đời sẽ thánh. Đường hy vọng do mỗi chấm hy vọng. Đời hy vọng do mỗi phút hy vọng.”
(Đường Hy Vọng, số 978)
 
Mùa Vọng, ngày xưa thường gọi là “Mùa Áp” (theo tiếng Latinh là Adventus, từ động từ Advenire, tiếng Anh là Advent, có nghĩa là “đến gần”), với ý nghĩa là Mùa “trông đợi”, “mong chờ”.
Chữ Vọng theo từ điển Hán-Việt có 2 nghĩa:

Nghĩa thứ nhất 妄 (gồm chữ Nữ và chữ Vô) là Viễn vông, hư giả.  Chữ Vọng này hiểu là vô vọng. Td: vọng ngữ, vọng chấp, vọng niệm.

Nghĩa thứ hai 望 (gồm chữ Chủ, chữ Nguyệt[1] và chữ vô) là trông mong, chờ đợi, ngưỡng mộ.  Chữ Vọng này mới là hy vọng.  Nó còn có nghĩa là ngưỡng vọng, ngửa trông lên Trời với lòng mong mỏi.  Td: Vọng bái hay Vọng nhựt vào ngày rằm âm lịch.

Theo truyền thống Giáo Hội, Mùa Vọng có bốn ý nghĩa sau:  Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô "đã đến" lần thứ nhất; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" lần thứ hai vào ngày tận thế; Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta; Mùa chuẩn bị tâm hồn Kitô hữu xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới.

1/ Mùa Vọng là Mùa kỷ niệm thời gian chuẩn bị đón Chúa Kitô “đã đến” lần thứ nhất cách đây hơn 2 ngàn năm. Kỷ niệm ở đây không đơn thuần là hoài niệm, không chỉ là những hình ảnh hay biến bố để ghi nhớ, nhưng là một thực tại để sống.

Mùa Vọng trước tiên là Mùa để chúng ta sống lại lịch sử ơn cứu độ của Đức Kitô trong cuộc đời mình, bắt đầu từ việc dân Do thái mong đợi và chuẩn bị Đấng Messia (Chúa Kitô) đến để "giải phóng" họ khỏi ách nô lệ, đặc biệt là nô lệ tội lỗi. Isaia đã loan báo, Gioan Tẩy Giả đã dọn đường, dân chúng cũng đã chịu phép rửa sám hối để đón nhận Đấng Messia.

Đấng Messia là Đức Kitô đã đến, ban đầu người ta cũng hồ hỡi đón nhận Ngài, nhưng rồi thấy Ngài là Đấng không giống như mình nghĩ, không hành động như mình mong, không thực hiện những điều như mình muốn, nên người ta dần dần bỏ Ngài.  Hơn nữa, vì quyền hành và tham vọng, vì kiêu căng và lòng chai dạ đá, nên các vị lãnh đạo tôn giáo muốn khai trừ Ngài.

Quả thật, “Ngài đã đến nhà mình, nhưng người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1, 11). Người Do Thái đã muốn nắn đúc Vị Cứu Tinh theo ý đồ và tham vọng của họ, muốn đúc khuôn một Vị Cứu Thế theo quan niệm và mơ ước của họ, nên đã không nhận ra hay không muốn nhận ra Ngài. Cuối cùng, Chúa Giêsu đã chết cho những ảo tưởng, kiêu căng và tội lỗi của họ, và thật ra cũng là của nhân loại, của mỗi người chúng ta.

Cho tới ngày nay họ vẫn còn gục đều vào bức tường than khóc để chờ đợi một Đấng Messia như lòng họ mong ước, chứ không như Thiên Chúa ước mong. Như vậy, sống lại lịch sử của ơn cứu độ trong Mùa vọng là để chúng ta xác tín rằng, thái độ mong đợi và chuẩn bị Chúa đến trước tiên phải là hành vi tẩy não và thanh lọc cuộc sống mình, để không rơi vào tình trạng vong thân và lạc mất cứu độ như dân Do Thái xưa.

Nói đến tẩy não là vì trong đầu óc ta đầy những tạp niệm, định kiến, thành kiến, thiên kiến; cũng như những hình dung và quan niệm lệch lạc hoặc thiếu xót về Thiên Chúa, về chính mình và tha nhân, để từ đó sáng lên một cái nhìn trung thực, đúng đắn, rõ ràng và thâm sâu về mọi sự theo cái nhìn của Thiên Chúa.

Nói đến thanh lọc là vì bản thân ta luôn dễ bị ô nhiễm bởi nhiều ham muốn, đam mê, dục vọng, khiến ta sai lạc, và nô lệ cho tội lỗi. Tội lỗi làm tâm trí ta trở nên đen tối không còn khả năng nhận diện và gặp gỡ Chúa. Vì thế, tẩy não và thanh lọc bản thân điều kiện tối cần. Đó cũng là hành vi tự cứu độ mình trước khi đón nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa.

2/ Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô “sẽ đến” lần thứ hai vào ngày tận thế.  Ngày đó cũng là ngày “không ngờ”, ngày mà “Con Người sẽ ngự đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả!” để xét xử phân minh.  Tuy nhiên đối với những ai có lòng tin nơi Đấng Cứu Thế, và sống theo Phúc Âm của Ngài, thì ngày đó, không đáng kinh khiếp, nhưng lại là “Ngày Giải Thoát” để bước vào miền hạnh phúc viên mãn của cuộc sống “trường sinh, vinh hiển”, một “Trời Mới Đất Mới” (Is 65, 17; 66, 22; Kh 21, 1-4).  Hoa quả của lòng tin chính là đức ái trong mọi tương quan hằng ngày. Tiêu chuẩn chính yếu của ngày chung thẩm không có gì khác hơn là tình yêu mến, là đức ái (x. Mt 25, 32-55).

Dostoievski có lần kể câu chuyện về một người phụ nữ ở dưới luyện ngục, tha thiết xin thánh Phêrô cho lên thiên đàng.  Thánh nhân yêu cầu bà nhớ lại xem đã làm được điều gì tốt để ngài có thể dựa vào lý do đó mà xét cho vào Thiên đàng. Người phụ nữ nhìn lại thật tỉ mỉ cuộc đời và nhớ chắc chắn đã có lần cho lão ăn mày khốn khổ một củ hành. Bà vội trình với thánh Phêrô và ngài phán, vì ngươi đã cho kẻ khó một củ hành nên bây giờ ta sẽ cột sợi dây vào củ hành thả xuống luyện ngục, rồi ngươi cứ bám vào đó, ta sẽ kéo lên. Thế là người phụ nữ bám chặt vào củ hành để thánh Phêrô kéo lên. Khổ nỗi khi thấy bà được kéo lên, những người khác nhao nhao xin theo và bà ra sức dẫy dụa đạp họ xuống, vừa đạp vừa la “một mình tao lên thôi”! Nhưng vì dẫy dụa quá nên sợi chỉ đứt luôn và bà vẫn ở lại chỗ cũ.

Tới lúc lên thiên đàng mà vẫn còn ích kỷ. Câu chuyện này có thể làm ta liên tưởng đến hình ảnh các nhân vật tư tế và trợ tế trong dụ ngôn Người Samari nhân hậu (x. Lc 10) khi họ vội vã lên đền thờ mà bỏ quên tha nhân trong cảnh đau khổ.  Thiếu tình yêu, thiếu bác ái với tha nhân, thì những cố gắng chu toàn các bổn phận thờ phượng có nghĩa lý gì? “Hãy về học cho biết ý nghĩa của câu này: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.” (Mt 9, 13).

3- Mùa Vọng là Mùa chuẩn bị đón Chúa Kitô "sẽ đến" viếng thăm vào cuối đời mỗi người chúng ta. Không ai biết được ngày giờ nào, vì thế, hãy chuẩn bị tâm hồn sẵn sàng. Như Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Chúng con hãy coi chừng, hãy tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con không biết lúc đó là lúc nào!” (Mc 13, 33). Thánh Phaolô cũng khuyên: “Chúng ta mong chờ Chúa Kitô, Chúa chúng ta, tỏ mình ra …” và mong rằng “chúng ta bền vững đến cùng, không có gì đáng trách trong ngày Chúa Kitô, Chúa chúng ta ngự đến” (1Tx 5, 23)

Thường xuyên suy gẫm về sự chết là cách thế hữu hiệu nhất để sống cách tốt nhất. Đức Hồng Y Px. Nguyễn Văn Thuận chia sẻ cho chúng ta kinh nghiệm: “Nếu tôi biết ngày mai mình sẽ chết, thì hôm nay tôi sẽ sống một ngày đẹp nhất”. Chúng ta chưa sống từng ngày đẹp nhất là vì cứ tưởng mình còn lâu mới chết. Đó cũng là cám dỗ của ma quỉ để ta mê say cuộc sống này mà mất đi sự cảnh giác.

Ai cũng dễ ham mê gây dựng cho mình một sự nghiệp trần thế, muốn có uy tín hơn, sáng giá hơn, chức vụ cao hơn, ảnh hưởng lớn hơn, mọi người nể phục hơn, làm nên những công trình to tát hơn. Ít có ai muốn sống âm thầm, hiền lành, khiêm tốn và vui lòng chịu khó, chịu khổ theo ý Chúa muốn; ít ai muốn chịu khinh khi, chịu xóa mình, chịu quên lãng, để sống cho Chúa và tha nhân. Nhưng rồi tất cả những gì chúng ta gầy dựng để mong hưởng thụ cho riêng mình đều là hư vô, vì khi nằm xuống trong lòng đất rồi thì tất cả đều chấm dứt, chẳng còn lại gì. Chẳng ai còn nhớ đến, thế hệ tương lai cũng chẳng biết ta là ai, hiện hữu cũng vậy, không hiện hữu cũng thế, duy chỉ một mình Chúa biết. Quả thật, ý nghĩa và giá trị cuộc sống của ta chỉ ở nơi Chúa mà thôi. Vì thế, đừng bao giờ tìm kiếm những gì ngoài Chúa, những gì không phải là Chúa.

4. Thực tế, Mùa Vọng là mùa chúng ta chuẩn bị tâm hồn xứng đáng để mừng Lễ Giáng Sinh sắp tới. Thật sự ta chẳng bao giờ xứng đáng được với chính Chúa, Đấng thánh thiện vô ngần, nhưng chỉ là bớt bất xứng hơn. Điều này đòi hỏi mỗi người cứ phải hoán cải, sửa đổi và tu chỉnh cuộc sống không ngừng, để góp phần với Chúa làm cho cuộc sống trở nên chân thật hơn, khiêm tốn hơn, yêu thương hơn, cao đẹp hơn, an bình hơn, như tiên tri Isaia đã hô hào, như Gioan Tẩy Giả đã loan báo, như trong thơ 2Phêrô 3-9 đã nhắc lại “Thiên Chúa kiên nhẫn đối với anh em; vì Ngài không muốn cho ai phải diệt vong, nhưng muốn mỗi người đi đến chỗ ăn năn hối cải …”.

Nguyễn Trãi có câu: “Nhất thất túc thành thiên cổ hận. Tái hồi đầu thị bách niên cơ” (Một bước sa chân là ngàn đời ân hận. Quay đầu trở lại là trăm năm cơ đồ).  Cần làm một cuộc trở lại cách đặc biệt trong Mùa Vọng này: trở lại với Chúa, trở lại với anh em, và trở lại với chính mình để đón nhận một sức sống mới.

Chúa Giáng Sinh không chỉ là một biến cố hồng phúc đối với Đức Maria ngày xưa, nhưng còn là một biến cố ân phúc đối với mỗi người chúng ta ngày nay.  Theo cha Zundel, điều này có nghĩa là Chúa cũng muốn cho chúng ta nên giống như Đức Mẹ là cưu mang, sinh hạ và nuôi dưỡng Chúa lớn lên trong cuộc đời mình. Đây là điều chúng ta đọc thấy trong phụng vụ lễ Giáng sinh: “Một đứa trẻ được sinh ra cho chúng ta”.

Thiên Chúa muốn sinh ra từ chúng ta cũng như chúng ta được sinh ra từ Ngài. Điều bí ẩn sâu sắc nhất của Phúc Âm, đó là Thiên Chúa muốn sinh ra từ lòng mến của chúng ta. Người ta chỉ tin vào Thiên Chúa, tin vào Phúc Âm khi bộ mặt của Chúa Giêsu lộ rõ trong đời sống của chúng ta, để từ đó ta mới có thể trao ban Chúa cách đích thực cho người khác. Mỗi lần khuôn mặt người khác được sáng lên do sự tiếp xúc với lòng bác ái của chúng ta, thì đó là nét mới của khuôn mặt Thiên Chúa được lộ ra. Nếu không như thế, thì đời sống thiêng liêng, mọi hoạt động tông đồ và truyền giáo đâu có nghĩa gì. Đó cũng chính là sự thể hiện tính cách mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ của Giáo Hội trong cuộc đời của mỗi người chúng ta.

Hiểu như thế và xác tín thâm sâu như vậy, chúng ta mới thấy Lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa trọng đại trong từng năm của cuộc đời mình. Nhờ đó, ta biết chuẩn bị bằng cách cải đổi tâm hồn mình như thế nào để phát sinh hiệu quả ơn thánh và làm lớn mạnh công trình tình yêu mà Chúa muốn thực hiện nơi mỗi người chúng ta.

[1] Vầng trăng còn là biểu tượng của Chân, Thiện, Mỹ mà con người hằng ngưỡng vọng. Truyền thống Phật giáo ghi nhận là hầu hết những sự kiện quan trọng trong cuộc đời đức Phật đều diễn ra vào những đêm trăng tròn.

Lm. Thái Nguyên

Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Hãy Sẵn Sàng

Hãy Sẵn Sàng (28.11.2010 - Chúa Nhật 1 Mùa Vọng năm A)

Mùa vọng là thời gian đặc biệt để tập sống chờ đợi.
Không phải chỉ là chờ mừng lễ Giáng sinh
mà nhất là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử.
Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một.




Lời Chúa (Mt 24,37-44)
Ðức Giêsu nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: 37 "Thời ông Nô-ê thế nào, thì ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 38 Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. 39 Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy.  Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy. 40 Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; 41 hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.
42 Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. 43 Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẳn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. 44 Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.
Suy Niệm
Vào một ngày của tháng 10 năm 1992,
một số người Nam Hàn tụ tập ở các nhà thờ
để chờ ngày tận thế đến vào lúc nửa đêm.
Có người đã bán nhà và xin nghỉ việc,
nhưng dĩ nhiên đó không phải là ngày tận thế.
Kinh Thánh chẳng hề nói tận thế đến vào lúc nào.
Ðức Giêsu cũng bảo là Ngài không biết (Mt 24,36).
Chính vì thế Kitô hữu không tin những lời đồn thổi,
nhưng kiên tâm chờ đợi trong hy vọng.
Ðây không phải là thứ nơm nớp chờ đợi, khoanh tay,
nhưng là thứ chờ đợi bằng cách sống hết mình
để chuẩn bị cho trái đất đón Chúa trở lại.
Mùa vọng là thời gian đặc biệt để tập sống chờ đợi.
Không phải chỉ là chờ mừng lễ Giáng sinh
mà nhất là chờ đợi Chúa đến kết thúc dòng lịch sử.
Ngày tận thế và ngày Chúa quang lâm là một.
Ðó là một ngày đáng sợ,
không phải vì những hiện tượng kinh khủng sẽ xảy ra,
nhưng vì là ngày Chúa đến phán xét kẻ sống người chết.
Ngày đó còn là một ngày hội vui:
ngày vui của Chúa Giêsu toàn thắng vinh quang,
ngày vui của những người được cứu chuộc,
ngày vui của cả vũ trụ vật chất được giải phóng.
Tận thế là cánh cửa mở ra trời mới đất mới.
Tất cả được đưa vào thế giới vĩnh cửu.
Có lẽ chúng ta hôm nay mong chờ Chúa đến
ít hơn các Kitô hữu thuở ban đầu.
Chẳng ai thích nghĩ đến ngày tận thế.
Tận thế bị coi là chuyện tương lai xa vời.
Cuộc sống hiện tại có vô số mối lo âu và hy vọng:
ăn uống, cưới vợ, lấy chồng, làm ruộng, xay bột
Thật ra, nghĩ đến ngày tận thế
cũng cần như nghĩ đến cái chết của mình.
Cái chết dạy người ta biết cách sống.
Ngày tận thế dạy người ta biết cách xây doing thế giới
trên nền tảng vĩnh cửu, trên những giá trị trường tồn.
Ðối với Kitô giáo, ngày tận thế không phải là ngày buồn,
ngày của hủy diệt và tang tóc,
nhưng là ngày của thân xác được sống lại,
ngày khai sinh một thế giới mới
không bị hận thù và chết chóc đe dọa.
Ngày tận thế là ngày Chúa quang lâm.
Chúng ta phải sẵn sàng ra đón Ngài.
Sẵn sàng là cùng với Chúa
xây dựng một trái đất đầy tình thương và công lý.
Sẵn sàng là biến trái đất thành con đường dẫn tới Thiên đàng.
Ngày Chúa quang lâm là một ngày bất ngờ,
nhưng nó sẽ ít bất ngờ
đối với những ai biết sẵn sàng chờ đợi.
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nếu ngày mai Chúa quang lâm,
chắc chúng con sẽ vô cùng lúng túng.

Thế giới này còn bao điều khiếm khuyết, dở dang,
còn bao điều nằm ngoài vòng tay của Chúa.

Chúa đâu muốn đến để hủy diệt,
Chúa đâu muốn mất một người nào

Xin cho chúng con biết cộng tác với Chúa
xây dựng một thế giới yêu thương và công bằng,
vui tươi và hạnh phúc,
để ngày Chúa đến thực là một ngày vui trọn vẹn
cho mọi người và cho cả vũ trụ.

Xin nuôi dưỡng nơi chúng con
niềm tin vững vàng
và niềm hy vọng nồng cháy,
để tất cả những gì chúng con làm
đều nhằm chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại

NCS

CN.1a Mùa Vọng

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Vua vũ trụ của lòng tôi!!!

vua vũ trỤ, vua cỦa lòng tôi
Một trong hai kẻ gian phi bị treo trên thập giá thưa với Chúa Giêsu: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,42-43)
Suy niệm: Vũ trụ có thể quan sát được bằng các kính thiên văn hiện đại gồm trên một trăm tỉ thiên hà. Trong số hàng trăm tỉ đó, bằng mắt thường ta chỉ có thể nhìn thấy một dải Ngân Hà như một vệt sáng mờ  mờ. Mặt trời và các hành tinh của nó cũng chỉ là một trong số hàng trăm tỉ thành phần của dãi Ngân Hà này mà thôi. Như vậy, trong vũ trụ, con người và Trái Đất thật là bé nhỏ. Vậy mà, Chúa Giêsu, Vua Vũ Trụ đã chấp nhận đến và chết để cứu độ loài người. Ngài không phải là vị Vua xa lạ, vua của các vì tinh tú, nhưng Ngài là Vua Toàn Năng, Đấng có quyền và muốn đưa con người vào trong Vương Quốc vĩnh cửu của Ngài.
Mời bạn: Vào lúc tưởng như thất bại thê thảm nhất của Chúa Giêsu, thì một kẻ gian phi lại tin Ngài: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Không một lời tuyên xưng đức tin nào mạnh mẽ bằng lời của anh ta vào lúc này. Chúa đã tuyên bố cho anh được ở trong Nước Trời với Ngài.
Chia sẻ: Ban nghĩ gì về kiểu nói : vua nhạc, vua hài, vua xe, vua tốc độ…? Cho người khác biết bạn có một Vua, đó là Vua Giêsu, có cần thiết không? Làm cách nào?
Sống Lời Chúa: Làm một cử chỉ để thể hiện bạn tôn nhận Chúa Kitô là Vua của bạn.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đừng để những giá trị trần gian lôi cuốn con xa Chúa. Nhưng hãy giúp con biết tuyên xưng Ngài là Vua của lòng con, để cả cuộc sống con luôn luôn hướng về Ngài.

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Nơi gặp gỡ Chúa

Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp! (Lc 19,46)
Suy niệm
 
Phân tích

Ý nghĩa của hành động Chúa Giêsu là thanh tẩy Đền thờ, gồm 2 khía cạnh:

1. Loại khỏi Đền thờ những gì đi lệch khỏi mục đích của nó. Việc buôn bán trong Đền thờ đã biến “Nhà Cha Ta là nhà cầu nguyện” trở thành “sào huyệt của bọn cướp,” vì thế Chúa Giêsu đã đánh đuổi những người buôn bán.

2. Trả lại cho Đền thờ ý nghĩa đích thực của nó: “Hàng ngày Ngài giảng dạy trong Đền thờ.”

Suy gẫm

1. Mua bán những lễ vật để đem vào dâng trong đền thờ không phải là thờ phượng đích thực. Nghĩ rằng dâng lễ vật tức là thờ phượng Chúa thì càng sai hơn nữa. Bởi đó Chúa Giêsu đã đánh đuổi những người mua bán lễ vật. Thờ phượng đích thực là lắng nghe và thực hành Lời Chúa. Bởi đó sau khi đánh đuổi những người mua bán, Chúa Giêsu “hằng ngày giảng dạy trong Đền thờ” và “toàn dân say mê nghe Ngài.”

2. Việc phượng tự của chúng ta dễ bị biến chất, mất đi ý nghĩa cao đẹp ban đầu. Xin Chúa Giêsu giúp ta biết thường xuyên rà lại nếp sống thờ phượng của ta. 

- Chúa Giêsu đến canh tân việc phượng tự: từ nay không còn là chiên bò, chim câu… mà chính thân xác Ngài là lễ vật tuyệt hảo dâng lên Thiên Chúa Cha. 

- Chúa Giêsu là đền thờ mới sau khi “bị phá đổ trong 3 ngày.” Từ nay muôn dân quy tụ nơi đền thờ này để dâng lễ vật.

3. Ta nhớ lại lời thánh Phaolô: “Thưa anh em, vì Thiên Chúa xót thương chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.” (Rm 12,1). 

- Cả cuộc đời tôi là của lễ. Lạy Chúa, xin thương nhận “của lễ hiến tế đời con.”

4. Hay tin một Linh mục mới vừa được đổi đến để thay cho Cha xứ cũ về hưu, lại được biết Linh mục mới này giảng rất hay, người ta đến nhà thờ dự lễ rất đông. Nhưng lần đầu tiên xuất hiện trước giáo dân trong xứ, vị Linh mục mới cố tình ra mắt họ với một bộ mặt rất xấu xí. Bởi đó, khi vừa thấy mặt cha, một số người đã thất vọng lui ra cửa. Vị Linh mục bình thản giơ tay làm dấu bảo im lặng, rồi tuyên bố: “Hôm nay ai đến đây để nhìn mặt cha xứ mới và để nghe cha xứ mới giảng thì có thể về nhà; còn ai đến đây để thờ phượng Chúa thì hãy ở lại.” 

5. “Chúa Giêsu nói với họ: ‘Đã có lời chép rằng Nhà Ta sẽ là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi đã biến thành sào huyệt của bọn cướp” (Lc 19,46)

Có những lúc con tự hỏi: Chúa sẽ như thế nào khi Ngài đến nơi cung lòng con? Và đường như con nghe Lời Ngài khiển trách, vì đã có những lần con đến gặp Ngài nơi Bàn Tiệc Thánh nhưng tâm trí con lại để ở đâu. Con mải lo suy tính: chiều nay con sẽ đi shop mua giày, sáng mai con dậy sớm để giải một bài toán. Có khi cả buổi lễ con toàn nhớ đến “người ấy.” Hay hết bài giảng của Linh mục chủ tế là con lập được dàn ý của bài luận văn…

Giêsu ơi, xin cho con mỗi lần đến với Ngài, tâm hồn thanh thản, và gặp Chúa trong tình thân. 


Cha Carôlô


Cầu nguyện
 
Lạy Chúa Giêsu, chúng con thật hạnh phúc vì được trở nên đền thờ cho Chúa ngự trị. Chúng con biết rằng: Chúa ưa thích cõi lòng chúng con hơn mọi đền đài nguy nga tráng lệ. Chúa muốn chúng con dành chỗ nhất cho Chúa ngự trị trong cõi lòng chúng con. Xin giúp chúng con biết dọn mình xứng đáng mỗi khi được rước Chúa. Xin tháo gỡ khỏi tâm hồn chúng con những quyến luyến tạo vật tầm thường để tâm hồn chúng con dành trọn vẹn cho Chúa.

Nhưng Chúa ơi, xin tha thứ cho những bộn bề trăm chiều của lòng trí chúng con. Chúng con còn để tâm hồn mình ngổn ngang bởi những đam mê tội lỗi, những tư tưởng thiếu thanh cao, những suy nghĩ tầm thường. Tâm hồn chúng con chưa dành cho Chúa vị trí số một. Chúng con còn để cho những lôi kéo của danh lợi thú trần gian làm chủ tâm hồn mình. Xin giúp chúng con đừng vì những quyến luyến thụ tạo tầm thường mà đánh mất sự trong sạch của tâm hồn là đền thờ của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết yêu mến Chúa trên hết mọi sự và phụng sự Chúa hết lòng hết trí khôn.

Lạy Chúa, xin cho chúng con một tâm hồn thanh thoát khỏi những đam mê trần gian. Xin gột rửa linh hồn chúng con trong ơn thánh của Chúa để nhờ đó chúng con nên tinh tuyền xứng đáng là đền thờ của Chúa. Amen 

Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền

Còn thương rau đắng mọc sau hè - Hương Lan

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Sống cho Chúa

sống cho chúa
“Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén” (Lc 19,16)
Suy niệm: Điều tra của Tổ chức Minh bạch Quốc tế về chỉ số tham nhũng năm 2005 xếp Việt Nam đứng thứ 107/159 nước và năm 2009 tụt xuống hạng 120/180 nước, nghĩa là vẫn nằm trong 1/3 cuối bảng xếp hạng, thuộc nhóm các nước mà nạn tham nhũng trầm trọng hơn cả. Theo định nghĩa của tổ chức này, “tham nhũng” là “lạm dụng quyền hành được trao phó cho mình để thủ lợi riêng tư”.
Người tôi tớ trong dụ ngôn được khen là trung thành không chỉ vì đã làm ăn sinh lời mà là vì - nói theo ngôn ngữ hiện đại - đã không “tham nhũng” lạm dụng quyền hành để tư túi, biến của chủ thành của mình. Trái lại, anh đã sinh lời và sinh lời cho chủ; anh đã đem cả vốn lẫn lời đến trình với chủ cách công khai, minh bạch: “Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén”.
Mời bạn: Tất cả những gì bạn có, kể cả sự hiện hữu của bạn là những nén bạc Thiên Chúa ban cho. Thế nhưng thay vì sinh lợi để thăng tiến bản thân và “làm lợi” cho Chúa, chúng ta quên mình chỉ là người quản lý những ơn huệ Chúa ban để rồi phung phá hoặc sử dụng chúng cách ích kỷ. Cuộc sống là một chuỗi dài hồng ân, là những nén bạc mà Chúa đã ban cho con người, không phải chỉ để hưởng dùng cho riêng bản thân mình, nhưng là để sống cho Chúaphục vụ cho công cuộc của Ngài.
Sống Lời Chúa: Làm một việc cụ thể trong khả năng Chúa ban để giúp đỡ một người nghèo khổ, bất hạnh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con biết dùng những gì Chúa ban để phục vụ Chúa và tha nhân. Xin giúp chúng con đừng bao giờ từ chối giúp đỡ những ai nghèo khó, bất hạnh. Amen.

SẦU RIÊNG

Khi đau buồn một mình, người ta gọi đó là sầu riêng. Sầu riêng là cô lẻ của một bóng hình. Nó ảm đạm và vàng úa.
Tôi là trái sầu riêng. Người ta gọi tôi như thế. Tôi xin kể đôi lời về tâm sự của trái sầu riêng. Tôi hiểu rất thấm thía thế nào là sầu riêng vì tên gọi của tôi là vậy.
Tôi sinh ra là một trái xanh giữa cuộc đời. Nơi tôi không có nỗi sầu.
Rồi một ngày có một bờ môi đặt lên da thịt tôi. Bờ môi nhè nhẹ tìm đường, lần mò mút trên da thịt tôi. Một cảm giác thơm tho dâng lên từ tâm hồn. Chất ngọt rịn ra thấm trên đôi môi ấy. Tôi là một nỗi vui riêng.
Cũng ngày định mệnh đó, một bờ môi khác cúi xuống. Nhưng chuyện không ngờ xảy đến. Một bờ môi gằn gằn. Toàn thân tôi nhầy nhụa. Ở bờ môi kia không rịn ra hương ngọt. Tôi là một nỗi nồng tanh.
***
Bạn thân mến,
Như thế đó. Hai bờ môi, hai cảm xúc khác nhau. Tôi ngỡ ngàng vì tôi vẫn là tôi. Tôi chỉ là một loài trái xanh giữa rừng xanh cuộc đời. Tự nơi tôi không là nỗi vui riêng, chẳng là nỗi sầu chung. Tất cả là do bờ môi con người.
Tình yêu cũng vậy, tự tình yêu, nó không là nỗi sầu, không là niềm vui.
Nó tuỳ thuộc ở trái tim nuôi nấng nó.
Hạnh phúc với người này có thể là đau khổ với người kia. Ngọt ngào với bờ môi này có thể là cay đắng với bờ môi nọ. Cũng như đau khổ, có thể là “hoa trái đau thương lừng hương” với tâm hồn này, là bất hạnh với cõi lòng kia. Có phải chăng tất cả hệ tại ở mỗi tấm lòng không? 
Có những chiều tôi nghe lời ca văng vẳng từ giáo đường:
Dẫu rằng đời con lầm than
sức hèn con ngã nhiều phen,
nhưng con luôn trông đến ngày tàn phai mùa đông,
ánh vàng sự rỗi reo mừng.
Lời ca lúc chiều về, tiếng hát nhẹ nhàng gửi vào cõi đời, tôi thấy êm đềm làm sao. Cho dù đời con lầm than, con vẫn cậy trông có một ngày mùa đông sẽ tàn phai. Cho dù sức hèn lắm có ngã nhiều phen, nhưng tâm hồn lời ca này vẫn nhìn thấy một ngày kia, sự cứu rỗi đẹp như những ánh vàng nhảy múa rực rỡ. Cũng là cuộc đời mà sao có người nhìn đời đẹp như thế.
Rồi cũng trong lời ca ấy. Có những lúc như rưng rưng, gửi một tấm lòng rất thiết tha: “Hoa trái đau thương lừng hương”. Trong đau thương mà tâm hồn lời thơ lại nếm thấy hương ngọt thơm lừng. Tâm hồn lời ca rủ đời đi tìm “ngọt trong sầu than”, đi tìm “mạnh mẽ trong nguy nan”. Ở đời làm sao tránh hết đau thương. Nó là mảnh vườn nhân thế mà. Bước vào vườn là vướng gai góc khổ luỵ. Ở đời làm sao tránh hết nguy nan. Sinh ra là chào cuộc đời bằng tiếng khóc kia mà. Nhưng lạ quá, lời ca cứ nhẹ ru đời, rủ đời đi tìm sức mạnh trong nguy nan. Tôi nghe lời ca mà thấy cuộc đời có nhiều kỳ diệu. Và tâm tư tôi, thoang thoảng một tấm lòng của lời người nhạc sĩ ấy. Tôi vẫn lấp lại đôi lúc chiều buông:
Ban ơn cho con biết tìm ngọt trong sầu than,
biết tìm mạnh trong nguy nan,
biết có xuân trên đông tàn.
     (Hùng Lân: Mẹ Là Mùa Xuân Ánh Sáng) 
Trở lại câu chuyện của trái sầu riêng. Lúc tôi gặp hai bờ môi, hai cõi lòng khác nhau tôi vừa kể trên. Tôi chỉ là một trái xanh trong vườn xanh cuộc đời. Nhưng tâm trạng con người khác nhau nên tôi là hương thơm cho người này mà không là hương thơm cho người kia. Lạ quá nhỉ.
Trong hôn nhân, nỗi sầu riêng là nỗi sầu dư thừa. Đời tôi không mang một chút gì sầu riêng. Tôi chỉ là một trái xanh trong vườn xanh cuộc đời. Tôi bị gọi tên là sầu riêng nên tôi biết rõ cái tên gọi dư thừa này thế nào thì sầu riêng trong hôn nhân cũng dư thừa như thế.
Nếu đã là hôn nhân sao lại có sầu riêng?
Họ đi chung một con đường, chèo chung một con đò sao lại có nỗi sầu riêng?
Sầu riêng là tâm trạng của tâm hồn không có ai tâm sự.
Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến một thửa đất gọi là Giếtsêmani. Người nói với các ông: “Anh em ngồi lại đây, trong khi Thầy cầu nguyện”. Rồi Người đem các ông, Phêrô, Giacôbê và Gioan đi theo. Người bắt đầu cảm thấy hãi hùng xao xuyến. Người nói với các ông: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức”. Người đi xa hơn một chút, sấp mình xuống đất mà cầu xin cho mình khỏi phải qua giờ ấy, nếu có thể được. Người nói: “Abba, Cha ơi, Cha làm được mọi sự, xin cất chén này xa con. Nhưng xin đừng làm điều con muốn, mà làm điều Cha muốn”. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ đang ngủ, liền nói với ông Phêrô: “Simon, anh ngủ à? Anh không thức nổi một giờ sao?”
Người lại đi cầu nguyện, kêu xin như lần trước. Rồi Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ (Jn 14,32-40).
Đó là nỗi sầu riêng. Gần mà xa quá đỗi. Cõi lòng vắng lạnh trong phút cuối mùa hương khói. Như cây nhang gắng gượng vào phút cuối đời, lãng đãng làn khói tàn hơi. Nó là vắng vẻ của buổi chiều lá rụng. Khi bên nhau mà không có nhau thì nỗi sầu trở thành của riêng nhau. Như tiếng mõ tụng kinh da diết trong sân chùa của chuyện tình Lan và Điệp.
Nỗi vắng của Đức Kitô là: “Simon, anh ngủ à? Anh không nổi với Thầy một giờ sao ?”.
Phêrô có thức được một giờ hay cả đêm thì cũng không cứu được Đức Kitô. Ngài phải chết. Vậy Đức Kitô kêu tiếng gọi ấy làm gì?
Không ai có năng lực hoá giải được khổ đau. Tôi không cứu được con tôi khỏi tù. Cũng như bà mẹ sinh con. Không ai sinh dùm bà được. Bà phải đi một mình. Nhưng khi biết được có kẻ muốn đi với mình thì khác lắm. Nó là năng lực mầu nhiệm vì ơn thánh không phải là để cất nhắc hết nghịch cảnh, nhưng biến đổi tâm hồn kẻ mang nghịch cảnh thế nào thì đau khổ cũng thế. Cùng nhau đau khổ không có năng lực cất hết những khó khăn của đời nhau, nhưng có năng lực làm cho nhau bớt khổ đau. Đau khổ thành sầu riêng khi không ai muốn đau khổ với mình. Khi đau khổ mà phải sầu riêng thì nó hắt hủi. Không ai sinh con dùm bà mẹ được. Nhưng nếu có lời:
- Anh đi cùng em. Em luôn có anh bên đường.
Trong giờ sinh con ấy, nàng có đau nhưng không có khổ. Cái khổ làm người ta đau chứ chưa hẳn cái đau làm người ta khổ.
Đức Kitô không sợ đau, nhưng Đức Kitô biết “tâm hồn Thầy buồn đến chết được”. Nỗi buồn đó của Đức Kitô, nó là sầu riêng. Vì, Người trở lại, thấy các môn đệ vẫn ngủ.
Đau của Đức Kitô ở đây là không ai biết mình đau. Nó là bơ vơ. Trong tình yêu mà đau một mình thì không còn là tình yêu. Người ta chỉ có thể vì tình yêu mà đau một mình chứ không thể trong tình yêu mà lại phải một mình đau.
Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh viết về đôi dép
Vật tầm thường cũng trở nên rất đẹp
Khi lòng ta da diết một nỗi nhớ 
Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ
Mà yêu quá chẳng rời nhau nửa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhưng xuống cát bụi cùng nhau  
Cùng bước cùng mòn không kẻ thấp người cao
Cùng chia sẻ sức người chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc ở chiếc kia  
Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế sẽ trở thành khập khiễng
Giống nhau lắm nhưng người đi sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu  
Cũng như mình trong những phút vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh  
Đôi dép vô tư khắng khít bước song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt có đôi
Không thiếu nhau trên những bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái
Anh yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung  
Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
(Không rõ tác giả)
Tiếng thở dài của hôn nhân là không ai khổ chung với mình. Khổ của hôn nhân là phải sầu riêng, khi đáng lẽ mục đích của hôn nhân là có ai phải sầu riêng thì ta nhận đó là nỗi sầu chung.
Lạ lùng của tình yêu là khi sầu chung thì người ta thấy “hoa trái đau thương lừng hương”. Và rồi lời ca rủ đời đi tìm “ngọt trong sầu than”, đi tìm “mạnh mẽ trong nguy nan”. Và rồi họ thấy “có xuân trên đông tàn”.
Lạy Mẹ Maria, có những chiều con nghe lời ca văng vẳng từ giáo đường: “Dẫu rằng đời con lầm than sức hèn con ngã nhiều phen, nhưng con luôn trông đến ngày tàn phai mùa đông, ánh vàng sự rỗi reo mừng”.
Mẹ là Mùa Xuân Ánh Sáng.
Mẹ đã tìm thấy ngọt trong sầu than trên đường Ai Cập vì Thánh Giuse chung khổ với Mẹ. Thánh Giuse đã gặp mạnh mẽ trong nguy nan vì Mẹ thương Thánh Cả trong những ngày không tìm được chỗ trọ cho Mẹ sinh con. Thánh Giuse không mang mặc cảm bị Mẹ Maria trách là không đủ khả năng tìm cho Mẹ một chỗ hạ sinh. Hôm nay, nhiều nỗi sầu riêng vì trong gia đình có khi vợ coi thường chồng vì mình kiếm nhiều tiền hơn chồng. Trong mọi hoàn cảnh Mẹ thương Thánh Giuse. Nơi Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse không có sầu riêng. Đau khổ và thiếu thốn thì có. Trong bóng đêm đường sang Ai Cập, cả hai cùng dìu nhau đi. Cô cực trong ngày tìm chỗ trú, cả hai chẳng ai trách ai. Và ngay từ đầu chưa về chung sống, Thánh Giuse đã kính trọng mẹ như thế nào.
Con hiểu khi nỗi sầu riêng mà là của riêng thì tình yêu thành đau đớn.
Không thiếu nhau trên những bước đường đời.
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải, trái.
Anh yêu em bởi những điều ngược lại.
Phép lạ của tình yêu là như đôi dép, khác lắm, một bên là phải, một bên là trái, chỉ một điều giống nhau là bởi một bước đi chung.
Phép lạ của tình yêu là khi nỗi sầu riêng gặp nhau, không làm cho nỗi sầu đó thành đau đớn hơn, mà đau đớn chung ấy lại đưa họ đến tình yêu.
Anh yêu em bởi những điều ngược lại.
Gắn bó đời nhau bởi một bước đi chung.  
Vâng, Lạy Chúa, bởi một bước đi chung.  
Lm. Nguyễn Tầm Thường, SJ