Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Như chiên con

Người môn đệ hôm nay
vẫn phải lại gần con người để chia sẻ cuộc sống,
như xưa các môn đệ xưa đã sống chung, ăn chung,
và làm việc như một người thợ để phục vụ.



Suy niệm :
Đức Giêsu sai các môn đệ của mình đi trước, từng hai người một, vào mọi thành phố và mọi nơi Ngài sẽ đến.
Sứ mạng dọn đường này không dễ chút nào.
Đức Giêsu biết rõ những hiểm nguy và chống đối đang chờ đợi họ.
“Thầy sai anh em đi như chiên con vào giữa bầy sói.” (c. 3).
Chiên con trở nên hình ảnh của người môn đệ, yếu đuối, không có khả năng chống cự khi gặp sự tấn công hung hãn.
Chính Đức Giêsu cũng là Chiên Con được Thiên Chúa sai đi.
Chính Ngài cũng “như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người chẳng hề mở miệng” (Is 53, 7).
Người môn đệ được sai vào thế giới mãi mãi thấy mình mong manh, trước thế lực tưởng như không thể thắng nổi của sự dữ.
Nhưng người môn đệ lại không được trang bị nhiều: không túi tiền, không bao bị, không giầy dép, dù đó là những điều bình thường thiết yếu cho một cuộc hành trình.
Chính vì thế họ buộc lòng phải cậy dựa vào người khác.
Mà không phải ai cũng có lòng, ai cũng vui vẻ đón nhận.
Như thế là chấp nhận liên tục bấp bênh, liên tục cậy dựa vào sự quan phòng của Thiên Chúa.
 Nhà của các tín hữu là nơi hoạt động của người môn đệ.
Căn nhà là nơi các môn đệ được trú ngụ, được chia sẻ bữa ăn.
Họ sống gần gũi như người trong nhà, như người thợ làm việc.
Nếp sống giản dị và siêu thoát của họ phải được bày tỏ qua việc chấp nhận mọi đồ ăn thức uống người ta dọn cho (cc. 7-8), cũng như việc không đi tìm một căn nhà khác tiện nghi hơn (c. 7).
Ngoài ra các thành phố cũng là điểm đến của họ (cc. 8-12).
Nhưng dù là vào một căn nhà hay vào một thành phố (cc. 5. 8), thái độ của người môn đệ đều rất tích cực và thân thiện.
Họ chúc bình an, chữa bệnh, loan báo Nước Thiên Chúa đã đến gần.
Họ cũng khiêm tốn chấp nhận bị từ chối, khi ơn bình an không được đón nhận, lời loan báo không được lắng nghe.
Những lời dặn dò của Đức Giêsu ngày xưa, bây giờ vẫn còn giá trị.
Chúng ta vẫn tiếp tục được sai vào các thành phố hôm nay.
Có biết bao người cần được chữa lành về thân xác, tinh thần, với những thứ bệnh mới của thời đại được coi là văn minh.
Có bao người cần được nghe một lời đem lại cho đời họ chút hy vọng.
Được sai vào thành phố thế kỷ 21 để rao giảng, thật là một thách đố.
Làm sao ta có can đảm nói về Nước Trời cho những người vô tín, và những người bị cuốn vào cơn lốc của vật chất và khoái lạc ?
Làm sao nói về Đấng Vô Hình khi nhiều người chỉ tin vào cái hữu hình ?
Người môn đệ hôm nay vẫn phải lại gần con người để chia sẻ cuộc sống, như xưa các môn đệ xưa đã sống chung, ăn chung, và làm việc như một người thợ để phục vụ.
Giáo Hội vẫn cần xin nhiều thợ hiền lành và can đảm để đến với thế giới.

Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu thương mến, xin ban cho chúng con tỏa lan hương thơm của Chúa đến mọi nơi chúng con đi.  Xin Chúa hãy tràn ngập tâm hồn chúng con bằng Thần Khí và sức sống của Chúa. Xin Chúa hãy xâm chiếm toàn thân chúng con để chúng con chiếu tỏa sức sống Chúa. Xin Chúa hãy chiếu sáng qua chúng con, để những người chúng con tiếp xúc cảm nhận được Chúa đang hiện diện nơi chúng con. Xin cho chúng con biết rao giảng về Chúa, không phải bằng lời nói suông, nhưng bằng cuộc sống chứng tá, và bằng trái tim tràn đầy tình yêu của Chúa.
(Mẹ Têrêxa Calcutta)

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

“NHƯ THẤY ĐẤNG VÔ HÌNH”

“Thật, tôi bảo thật các anh, các anh sẽ thấy trời rộng mở, và các thiên thần của Thiên Chúa lên lên xuống xuống trên Con Người” (Ga 1,51)
 Thiên sứ, còn gọi là thiên thần, là những thực thể ở trên cao, được tìm thấy trong nhiều tôn giáo. Bổn phận của thiên sứ là phục vụ Thiên Chúa. Theo niềm tin của ba tôn giáo chính thuộc độc thần giáo, các thiên sứ thường thi hành nhiệm vụ của các sứ giả.

Từ thiên sứ trong tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Latinh, angelus, từ này lại đến từ Hi văn, ángelos, nghĩa là “sứ giả”. Một từ trong tiếng Hebrew có nghĩa gần nhất với ángelos là מלאך, mal’ach trong Từ điển Strong (Strong’s Concordance) cũng có nghĩa là “sứ giả”.

Thiên sứ Gabriel báo tin cho Maria biết bà sẽ mang thai Chúa Giê-xu (El Greco, 1575)

Các tổng lãnh thiên thần là sứ giả làm chứng cho Thiên Chúa Vô Hình đang hiện diện ở giữa thế gian này. Danh xưng đồng thời cũng nói lên sứ mạng của các ngài, nhắc nhở cho chúng ta cung cách xứng hợp của thụ tạo chúng ta khi đứng trước Đấng Vô Hình:  Micael - “Ai bằng Thiên Chúa” - mời bạn tôn thờ Chúa là Đấng Tối Cao, Tuyệt Đối; Gápriel - “Uy lực của Thiên Chúa” - mời gọi bạn cậy dựa vào sức thiêng của Ngài; Raphael - “Thiên Chúa cứu giúp” - mời bạn chia sẻ tình yêu Chúa bằng việc dấn thân phục vụ.

Lạy các tổng lãnh thiên thần, xin giúp con biết làm lành lánh dữ. Biết nhắc nhở mình ý thức mình sống trước sự hiện diện của Chúa và sự đồng hành của các thiên thần.

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

XIN LỖI - PHẢI BIẾT CÁCH

XIN LỖI - PHẢI BIẾT CÁCH

Xin lỗi - Phải biết cách

Trong cuộc đời, ai chẳng có lúc trót làm việc gì đó hoặc nói điều gì đó làm cho người khác thấy tổn thương. Giải pháp tốt nhất lúc này là xin lỗi. Tuy nhiên, nói lời xin lỗi cũng không hề đơn giản.
Bạn cần lưu ý một số chi tiết sau khi xin lỗi một ai đó nhé!
1. Xin lỗi càng sớm càng tốt
Lời xin lỗi không phải là một thứ có thể “để dành”. Vì vậy, nếu thấy cần phải xin lỗi ai đó thì đừng chần chừ mà phải nói ngay, trước khi lời xin lỗi có thể gây ra sự gượng gạo cho bạn và ai đó. Bạn biết đấy, chẳng phải ai cũng đủ kiên nhẫn chờ đến lúc bạn nói ra lời xin lỗi đâu. Nếu họ không chờ nổi mà quyết định “giận luôn cho rồi” thì sao nhỉ?
2. Nên xin lỗi trực tiếp
Có rất nhiều cách để nói lời xin lỗi. Như gửi một bức thư, send đi một email, tặng người đó một bó hoa hay món quà độc đáo… Những cách xin lỗi gián tiếp này có thể làm bạn thấy đỡ khó xử khi đối diện cùng người bị tổn thương. Nhưng cách hay nhất vẫn là “mặt đối mặt” cùng người ấy. Khi đó, thái độ chân thành của bạn sẽ được đánh giá cao đấy.
3. Chân thành lắng nghe
Biết mình có lỗi thì bạn hãy nhận lỗi và tiếp thu những ý kiến của đối phương một cách thành khẩn. nên để họ nói những suy nghĩ, bực bội hay những gì khiến họ thấy khó chịu ở bạn. Tất nhiên, những lời này không phải khi nào cũng dễ nghe rồi. Nhưng bạn cần thật kiên nhẫn, đừng tỏ ra nôn nóng khi nghe người ra nói.
4. Không vội vàng
Chắc hẳn phải một thời gian dài sau khi bạn nói lời xin lỗi thì đối phương mới có thể “tha thứ” cho bạn đựơc. Cũng còn tuỳ vào hành vi bạn gây ra cho người ta tổn thương nhiều hay ít nữa. Dù gì thì bạn cũng không nên tạo áp lực cho “đối tác” phải tha lỗi ngay cho bạn. Đâu phải ai cũng sẵn sàng bỏ qua những lời nói, hành động đã khiến người ta thấy mình bị tổn thương đâu.
5. Đừng tái phạm
Nếu bạn xin lỗi hôm trước mà hôm sau đã lặp lại hành động khiến người ta đùng đùng tức giận thì quả là dại dột đấy bạn ạ. Nếu như vậy thì hẳn người kia sẽ nghĩ rằng lời xin lỗi của bạn là không thực lòng chút nào và bạn xin lỗi cũng chỉ vì một lý do nào đó thúc ép mà thôi. Hãy làm sao để lời nói của bạn đi đôi với việc làm nhé!
Mai Hà Uyên
http://www.truyenthongconggiao.org/Default.aspx?tabid=106&ctl=ViewNewsDetail&mid=474&NewsPK=4026

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Tết Trung Thu 2010 - Chùa Cẩm Phong (2)

CÓ MỘT VỰC THẲM














Cầu Nguyện 

Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng tấm bánh để dành của con thuộc về người đói, chiếc áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi, tiền bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.

Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng, có bao điều con lãng phí bên cạnh những Ladarô túng quẫn, có bao điều con hưởng lợi dựa trên nỗi đau của người khác, có bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu. Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công chẳng ở đâu xa. Nó nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con. Con phải chịu trách nhiệm về cảnh nghèo trong xã hội.

Lạy Cha chí nhân, vũ trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó là quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng. Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt, vì Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau. Thế giới còn nhiều người đói nghèo là vì chúng con giữ quá điều cần giữ. Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu, nhờ sống chia sẻ yêu thương. Amen.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Tết Trung Thu 2010 - Chùa Cẩm Phong (1)

Bố ơi, mẹ ở đường nào trên thiên đàng?

Bố ơi, mẹ ở đường nào trên thiên đàng?
LTS - Cuối tuần này là 100 ngày của chị - người mẹ, người vợ, người đồng nghiệp đáng mến của nhiều người. Tuổi Trẻ Online xin chia sẻ đến bạn đọc bài viết đong đầy yêu thương do người chồng của chị viết. 

TTO - Năm nay Tí được 7 tuổi, hết kỳ nghỉ hè Tí đã nhập học lớp 2. Người Tí tròn trịa, có lẽ vì dễ ăn, dễ ngủ. Nhìn miệng Tí ăn, dù món ngon hay dở, cũng thấy bắt thèm.
Con ước ao gặp mẹ trong những giấc mơ và tự hỏi mẹ đang ở nơi nào trên thiên đàng - Ảnh minh họa: từ Internet
Tí vừa trải qua một biến cố lớn của đời mình: mẹ của Tí đã mất. Năm ngoái, từ khi mẹ lâm bệnh nặng phải nằm bệnh viện để tìm bệnh rồi chờ mổ thì cuộc sống của Tí bắt đầu xáo trộn. Tí phải làm quen với nhiều điều thay đổi. Tí không còn được ngủ với mẹ nữa.

Tối nào mà bố phải ở trong bệnh viện lo cho mẹ thì Tí ngủ với bà nội hoặc với mấy cô của Tí. Cuối tuần Tí mới được bố chở vô bệnh viện thăm mẹ một lần. Tí ăn cơm do bà nội nấu. Tí nói với bố là bà nội nấu không có nhiều món như mẹ. Tí nhớ khoai tây chiên nóng giòn, cánh gà chiên nước mắm, lẩu cá kèo tươi, lẩu đầu cá hồi béo, bún cá thác lác với nước lèo trong, chua và thơm mùi của rau thì là... do mẹ nấu.

Mẹ được mổ, một tuần lễ trước tết mẹ được bác sĩ cho về nhà cùng giấy chuyển viện. Nghe nói mẹ về nhà, Tí vui lắm. Mẹ chỉ nằm một chỗ, dù phải chịu đựng những cơn đau nhưng do có Tí quanh quẩn bên mẹ, cộng với không khí tết nên mẹ trông tươi tỉnh hơn.

Ông nội của Tí đã mang hai cây mai kiểng để trên sân thượng mà ông chăm sóc cẩn thận suốt từ sau tết năm ngoái đến nay, xuống phòng khách. Hai cây mai dày đặc nụ xanh mởn. Một vài nụ hé lộ màu vàng rực cùa cánh mai nằm bên trong, báo hiệu sẽ nở tưng bừng vào ba ngày tết. Tí thích hai cây mai của ông nội lắm.

Tí thuận tay trái, sinh hoạt và vẽ bằng tay trái nhưng viết bằng tay phải. Tí thường cầm màu sáp vẽ trực tiếp một cách dứt khoát, không quan tâm xấu hay đẹp, tự nhiên theo ghi nhớ và cảm nhận riêng của mình. Tí mừng mẹ về nhà bằng cách vẽ liền một lúc hai bức tranh. Một hình cây mai kiểng của ông nội và một hình chân dung mẹ, cả hai đều có ghi chữ "Con tặng mẹ". Tí dùng màu vàng cho bông mai, màu đen cho thân và cành mai. Chân dung mẹ cũng hai màu, màu đỏ cho môi mẹ và màu đen cho mắt và tóc. Mẹ khen Tí vẽ đẹp, nhưng bố lại thấy màu đen trong cả hai bức đều toát lên điều gì đó buồn buồn, nhất là bức chân dung mẹ.

Mỗi sáng thức dậy Tí đều hỏi thăm sức khỏe mẹ. Lúc nào mẹ cũng trả lời Tí là mẹ ngủ được, bớt đau nhức. Tí chưa đủ lớn để hiểu được bệnh tình của mẹ, chỉ có bố mới rõ. Tí luôn hỏi khi nào thì mẹ khỏi bệnh, khi nào mẹ đứng lên đi lại được.

Trước khi mẹ được mổ, một lần bố chở Tí đến cơ quan mẹ để lãnh lương cho mẹ thì gặp cô Đ.Q. làm cùng ban với mẹ ở cổng bảo vệ. Bố kể bệnh tình của mẹ và phương án mổ của các bác sĩ cho cô nghe. Được một lúc, chợt thấy cô ra dấu cho bố ngừng nói, thì ra cô đã nhìn thấy Tí khóc khi nghe được những gì bố vừa kể. Tí không hiểu hết đâu nhưng có lẽ đã lờ mờ nhận biết điều gì đó rất xấu đang xảy ra với mẹ.

Các cô chú ở cơ quan mẹ, bạn bè thân quen với mẹ, họ hàng nội ngoại hai bên, lối xóm đến thăm mẹ mỗi ngày. Tí hỏi bố sao có nhiều người đến thăm mẹ vậy. Bố trả lời vì mẹ bệnh nên mọi người đến thăm để giúp mẹ mau khỏi bệnh. Nhưng Tí cũng biết so sánh khi chất vấn bố là sao dì C. cũng mổ như mẹ mà dì đã đi lại được, còn mẹ nằm hoài một chỗ. Bố buộc phải nói rồi mai mốt mẹ sẽ đi đứng được. Như tìm lại được niềm tin là mẹ cũng sẽ khỏi bệnh như dì C., Tí luôn miệng lặp lại câu: "Vậy hả bố? Vậy hả bố?".

Mẹ gầy đi nhiều nhưng luôn cười nói với Tí. Thỉnh thoảng khi chỉ có mình Tí bên mẹ, mẹ hay xoa đầu ôm hôn Tí, rồi nói: "Con còn nhỏ quá…". Tí hỏi khi nào thì con mới lớn. Mẹ trả lời khi nào con được 18 tuổi, Tí xòe hai bàn tay ra rồi đếm 8, 9, 10...

Mẹ luôn bị những cơn đau nhức hành hạ. Ngày cũng như đêm, bố và các cô của Tí liên tục thay phiên nhau xoa bóp cho mẹ. Thấy vậy Tí cũng leo lên giường, cũng xoa bóp cho mẹ, nhưng ngồi chưa nóng chỗ đã nhảy xuống kêu mỏi tay. Mẹ bắt đầu cảm thấy khó thở, bố phải thuê bình oxy về nhà cho mẹ thở. Tí lo lắng hỏi sao phải nhét hai sợi dây vào mũi của mẹ. Bố trả lời để mẹ thở dễ hơn. Mẹ mệt nên mẹ chỉ nói những câu ngắn và không nói chuyện nhiều với Tí như trước được nữa.

Một sáng sớm, Tí hốt hoảng chứng kiến mẹ lên cơn thở dốc, bố đưa mẹ vô bệnh viện cấp cứu. Đến trưa thấy bố đưa mẹ về nhà, Tí mừng lắm. Các cô chú trong cơ quan kéo đến nhà thăm mẹ. Tí ngơ ngác khi nhìn thấy có ai đó khóc.

Rồi mẹ lại lên cơn mệt lần nữa, Bố đưa mẹ trở vô bệnh viện. Đến tối bố về nhà tắm rửa, rồi chuẩn bị quay lại bệnh viện ngủ đêm. Tí xin đi theo nhưng bố nói không được vì bệnh viện không cho con nít vô ngủ đêm.
Chiều hôm sau bố gọi điện về nhà dặn các cô chuẩn bị cho Tí ăn cơm trước, chờ bố về chở Tí vô thăm mẹ. Tí vào bệnh viện đến bên mẹ, Tí sờ cánh tay mẹ, mẹ gượng cười với Tí rồi xoay đầu vô trong để Tí không nhìn thấy nước mắt mẹ đang rơi. Bố phải chen vô nói chuyện để mẹ bớt xúc động. Mẹ rất mệt nên bố cho Tí về nhà sớm. Tí không biết rằng đó là lần cuối được nhìn thấy mẹ cười.

Mẹ Tí hay cười, nụ cười tươi, thân thiện. Ngay cả những lúc buồn mẹ vẫn cười, như để tự động viên mình và làm dịu nỗi lo của người khác.

Thêm một ngày nữa, sau này bố nói đó là chiều thứ tư buồn. Bố và nhiều người thân đưa mẹ về nhà. Mẹ nằm yên, nhắm mắt, thỉnh thoảng lại lấy hơi lên. Mọi người đứng quanh giường cầu nguyện cho mẹ. Mẹ lịm dần rồi ra đi. Nhiều người xung quanh bật khóc, Tí hoảng sợ khóc theo. Vài người lấy điện thoại gọi báo tin mẹ Tí đã chết. Tí nghe đượ,c hỏi: "Mẹ chết hả bố, mẹ chết hả bố? Có phải rồi ông ò e sẽ đến nhà đưa mẹ đi không?".

Mẹ được đặt nằm trong quan tài có nắp bằng mica trong suốt nhìn thấy được. Có lần Tí chạy đi lấy khăn, kéo ghế nhựa kê sát vào áo quan, leo lên ghế nhìn mẹ rồi dùng khăn lau nắp mica cho sạch sẽ. Thấy người ta đến phúng điếu, Tí cũng xin tiền mấy cô, bỏ vô phong bì để phúng điếu. Cô K.T., cũng là đồng nghiệp của mẹ, nói Tí còn nhỏ, muốn gì thì chỉ cần viết vào giấy, đem để trên quan tài của mẹ là được. Tí nghe lời cô, lấy giấy ra viết.  

Sáng sớm thứ bảy, Tí và mọi người đưa mẹ đi hỏa táng. Khi quan tài được hạ xuống tầng hầm, Tí hỏi: "Có phải là chỗ để đưa mẹ lên thiên đàng không bố?". Trên đường về nhà, Tí hỏi thêm: "Bố ơi, mẹ ở đường nào trên thiên đàng?"

Bố của Tí là anh lớn nhất trong nhà nên Tí có nhiều đứa em họ: Tý Ròm, Dắccu, Bầm, Ru, Su, Xị, Bếp. Xị nhỏ con nhất bọn, nhưng lại là đứa lém lỉnh nhất. Xị nói với Tí là từ nay anh Tí chỉ còn được gặp mẹ trong giấc mơ mà thôi, Dắccu chen vào nói: "Hôm qua em ngủ nằm mơ gặp mẹ của anh nè". Để được gặp mẹ trong mơ, Tí xin bố cho đi ngủ chung với Dắccu.

Ngày qua ngày Tí quen dần với việc không có mẹ. Vậy là em Xị đã nói đúng, Tí chỉ còn được gặp mẹ trong giấc mơ mà thôi...

H.N.
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/402152/Bo%CC%81-oi-me%CC%A3-o%CC%89-duo%CC%80ng-na%CC%80o-tren-thien-da%CC%80ng.html

Nhớ đến người anh em của mình Mai Phước Huy đã ra đi vĩnh viễn sau một tai nạn hi hữu, bỏ lại người vợ hiền và 2 con trai nhỏ dại. Nhất là bé Thuận nhìn thi thể của anh mà bé cứ cho là Cha ngũ, và Cha đã ngũ mãi mãi để lại biết bao nỗi niềm thương nhớ của gia đình và bà con hàng xóm.
 
http://www.nhomai.vn/forum/showthread.php?t=9198

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Anh em bảo Thầy là ai?

“Còn con, con bảo Thầy là ai?”
Đức Giêsu cũng hỏi từng người chúng ta như vậy, nhiều lần trong đời.Tôi phải trả lời, vì tôi không nên đi theo Đấng mà tôi không biết là ai. 




“Còn con, con bảo Thầy là ai?”
Đức Giêsu cũng hỏi từng người chúng ta như vậy, nhiều lần trong đời.
Tôi phải trả lời, vì tôi không nên đi theo Đấng mà tôi không biết là ai.
Tôi nghe câu hỏi trên ở mọi chặng đường của cuộc sống,
và có thể đưa ra những câu trả lời khác nhau, dựa trên kinh nghiệm,
bởi lẽ Đức Giêsu là một Mầu nhiệm không ngừng mở ra cho tôi.
Qua từng biến cố trong đời, tôi lại khám phá ra những nét mới nơi Ngài.
Ngài vẫn là một, nhưng mang nhiều dáng dấp khác nhau khi đến với tôi,
để đáp lại những khát vọng sâu thẳm nơi trái tim.
Nhưng trả lời câu hỏi của Thầy Giêsu không hẳn đã là điều quan trọng.
Điều quan trọng là sống câu trả lời của mình.
Đời tôi là một chuỗi những câu trả lời cho câu hỏi đó.
Nếu tôi coi Ngài là Thầy, xin được ngồi nghe và để Thầy uốn nắn.
Nếu tôi coi Ngài như Bạn, xin được dành giờ để tâm sự, sẻ chia.
Nếu tôi tin Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa làm người,
xin được cúi đầu thờ lạy trước tình yêu khiêm hạ.
Nếu tôi gọi Ngài là Chúa, xin được hiến trọn đời mình
để cùng Ngài phục vụ cho kế hoạch cứu độ của Cha.
Nếu tôi gọi Ngài là Đấng Giải Phóng, xin Ngài cho tôi được tự do,
và cho tôi được cộng tác với Ngài giúp thế gian ra khỏi vòng nô lệ.
Cuối cùng, nếu tôi biết rõ Ngài yêu tôi cách độc nhất,
xin để cho đời mình đáp lại tình yêu.






Xin hãy dẫn dắt con
đi từ cõi chết đến sự sống,
từ lầm lạc đến chân lý.

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ thất vọng đến hy vọng,
từ sợ hãi đến tín thác.

Xin hãy dẫn dắt con
đi từ ghen ghét đến yêu thương,
từ chiến tranh đến hòa bình.

Xin hãy đổ đầy bình an
trong trái tim chúng con,
trong thế giới chúng con,
trong vũ trụ chúng con. 

(Mẹ Têrêxa Calcutta)

Luôn tìm Chúa trong cuộc đời

"Vậy ông này là ai mà ta nghe đồn những chuyện như thế?" Vua Hêrôđê tìm cách thấy mặt Chúa Giêsu. (Lc 9,9)

Những “dị nhân” khoe mình đặc biệt  
 
MInh họa: DAD
Gần đây, dư luận xã hội nhiều nơi xôn xao về các “dị nhân” tự cho mình có khả năng đặc biệt “ngăn mưa, đuổi bão” hay “phóng chưởng chữa bệnh”. Liên hiệp Khoa học UIA là nơi đã tiến hành khảo nghiệm một số “dị nhân” kiểu này.

Người đầu tiên chúng tôi gặp để thực hiện loạt bài này là TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ - Tin học ứng dụng UIA. Ông Khanh cho biết: “Liên hiệp UIA là cơ quan tập hợp được khá nhiều chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác nhau, cùng hợp tác trên tinh thần khoa học và thiện tâm. Hội đồng khoa học UIA từ nhiều năm nay đã kết hợp với Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, Trung tâm Bảo trợ văn hóa kỹ thuật truyền thống (RCTCT) đi sâu nghiên cứu khảo sát, trắc nghiệm một số hiện tượng kỳ lạ đã và đang xảy ra trong tự nhiên và đời sống xã hội. Nhiều kết quả nghiên cứu của 3 cơ quan nói trên đã được các bộ, ban ngành nhà nước đánh giá cao. Một số khả năng đặc biệt của con người được UIA tổ chức ứng dụng phục vụ cho lợi ích cộng đồng. Có hiện tượng kỳ lạ của tự nhiên được giải thích dưới góc độ của khoa học. Đồng thời cũng có hiện tượng mang màu sắc mê tín nhằm mục đích trục lợi bất chính cũng được UIA phanh phui”.

Nhiều lắm những “dị nhân”... hoang tưởng

Những ngày gần đây, sau khi TP Hà Nội đề xuất không tiến hành dự án “bắn mây ngăn mưa” vào dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội (tốn kém vài chục triệu USD), đã có một số “dị nhân” cho mình có tài “hô phong hoán vũ” công bố trên một số trang mạng điện tử rằng họ sẵn sàng đứng ra lãnh trách nhiệm “ngăn mưa, đuổi bão” bằng khả năng đặc biệt của mình. Trao đổi về chuyện các “dị nhân” này, TS Vũ Thế Khanh cho biết, không phải đợi đến dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội thì họ mới xuất hiện. Trong thời gian trước đây, Liên hiệp Khoa học UIA đã từng phải đón tiếp khá nhiều “dị nhân” đến đây để đòi thuyết trình những ý tưởng mới rất “cao siêu”, với sự ngộ nhận đến hoang tưởng rằng họ là người có khả năng rất đặc biệt vượt lên tầm hiểu biết của thời đại.

“Liên hiệp Khoa học UIA chúng tôi trong nhiều năm qua đã từng tiếp xúc với cả trăm ông thần kinh hoang tưởng như vậy. Có ông đến đây bảo có khả năng dùng năng lượng cảm xạ chữa bệnh tiểu đường trong vòng một tuần. Lại có ông đến tuyên bố như đinh đóng cột rằng, có khả năng dùng con lắc cảm xạ để làm sạch nước Hồ Tây. Ghê gớm nhất là chuyện một “dị nhân” đến đây khẳng định chuyện ông ta có thể “ngăn mưa dẹp bão” theo kiểu “xoay” bão từ hướng này sang hướng khác và từ vùng biển nước ta có thể “đuổi thẳng cổ” bão tố sang vùng biển nước khác. Chưa hết, lại có ông cứ khăng khăng cho rằng mình có biệt tài biến các cơn bão mạnh thành áp thấp nhiệt đới”, ông Khanh nói.

Buổi thực nghiệm kỳ lạ

Trong số những ca thực nghiệm để phân định đúng sai của UIA đối với các “dị nhân”, TS Khanh kể lại chuyện một “dị nhân” đòi gặp đích danh Tổng giám đốc UIA để thuyết trình khả năng “phóng chưởng chữa bệnh” và đòi UIA tiến hành khảo nghiệm tài năng xuất chúng của mình. Ông Khanh cho biết: có một dạo, dư luận cả nước xôn xao về hiện tượng “dị nhân” Đ.H.T quê ở Quảng Nam có khả năng “phóng chưởng cách không” (phóng chưởng qua không gian) đánh ngất đối tượng ở xa hàng chục mét, rồi muốn người ngất đó tỉnh dậy, anh ta cũng chỉ cần tung ra một chưởng nữa. Có người coi Đ.H.T như một nhà yoga kiệt xuất, hoặc một nhà khí công lỗi lạc khi anh ta dùng “năng lượng đặc biệt” của mình trong việc chữa bệnh. Với sự đồn đại đó, người từ các địa phương đổ về nhà anh ta chờ chữa bệnh khá đông. Không thèm ẩn dật, để khẳng định tài năng của mình, “dị nhân” Đ.H.T đã tìm đến Liên hiệp UIA, đề nghị cho anh ta làm thực nghiệm để chứng minh tài năng của anh ta là có thật.

Sau khi nhận được yêu cầu này, TS Vũ Thế Khanh và Hội đồng khoa học UIA quyết định tổ chức hội đồng kiểm định với sự tham gia của 3 cơ quan là UIA, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an, RCTCT. Tại buổi khảo nghiệm, mọi người được tiếp xúc với “dị nhân” Đ.H.T cùng hơn chục đệ tử nam, nữ từ Quảng Nam ra Hà Nội. Đến văn phòng của UIA, “dị nhân” Đ.H.T đề nghị UIA lập hội đồng kiểm tra 3 khả năng đặc biệt của anh ta, gồm: “Có khả năng đảo mắt rất nhanh, có lưỡi dài có thể liếm chạm mũi, và “phóng chưởng cách không” đánh ngất đối tượng đứng xa hàng chục mét và dùng chưởng lực để chữa bệnh”.
Sau khi xem xét các đề nghị của “dị nhân” Đ.H.T, ông Khanh và Hội đồng khoa học UIA cho rằng: “Về khả năng đảo mắt nhanh của ĐHT thì không cần phải khảo nghiệm, bởi đây chỉ là bài tập luyện mắt và đối với những người tập khí công, yoga thì đó chỉ là bài tập khởi động, nhiều người làm được như vậy, thậm chí họ đảo mắt còn nhanh hơn cả “dị nhân” Đ.H.T. Về chuyện “lưỡi dài liếm đến tận mũi” cũng không cần khảo nghiệm, bởi vì đó là do cấu tạo cơ thể của Đ.H.T hơi khác thường. Về khả năng “phóng chưởng cách không” - làm ngất đối phương, là điều cần kiểm nghiệm. Về khả năng “dùng chưởng lực để chữa bệnh”, điều này chỉ được tiến hành nếu cuộc khảo nghiệm về khả năng “phóng chưởng cách không” đánh ngất đối tượng thành công.

Buổi thực nghiệm được tiến hành, các cán bộ công an tham gia được yêu cầu mặc thường phục để tránh sự phân tâm cho người được thực nghiệm.
Kết luận chính thức của Hội đồng khoa học UIA sau buổi thực nghiệm như sau: “Tại địa điểm của Liên hiệp UIA (số 1 Đông Tác, Kim Liên, Hà Nội), trong trạng thái sức khỏe bình thường, tâm lý thoải mái, tự nguyện, “dị nhân” Đ.H.T đã phóng chưởng vào 5 người (ở các lứa tuổi khác nhau, giới tính khác nhau, ở các tư thế khác nhau: đằng sau, đằng trước, nhắm mắt, mở mắt) ở khoảng cách xa hàng chục mét, nhưng kết quả... không có người nào bị ngất. Trong khi kiểm định, có một người nữ (vốn là thành viên trong đoàn đi theo Đ.H.T) tham gia khảo nghiệm có bị ngất. Tuy nhiên, có một số chi tiết nhạy cảm về người nữ này: khi Đ.H.T phóng chưởng thì đối tượng nữ không bị ngất, nhưng khi Đ.H.T dừng chưởng nghỉ lấy hơi, chỉ nghe thấy câu nói "phóng chưởng đi" là cô ta từ từ ngã ra sàn và ngất lịm luôn tức khắc. Khi Hội đồng kiểm định ra hiệu cho Đ.H.T lại tiếp tục phóng chưởng cho đối tượng tỉnh lại, Đ.H.T phóng chưởng liên tục mà cô ta vẫn chưa chịu tỉnh dậy. Đến lúc Đ.H.T không phóng chưởng nữa, nhưng chỉ nghe thấy câu nói “phóng chưởng cho cô ta tỉnh dậy" của một thành viên khác là đối tượng nữ lại từ từ mở mắt, tỉnh dậy. Điều quan trọng là Hội đồng kiểm định yêu cầu đối tượng nữ tham gia quá trình thử nghiệm phải nhắm mắt, nên người đó không biết lúc nào Đ.H.T phóng chưởng, lúc nào không phóng chưởng. Do vậy việc "ngất đi" hay "tỉnh lại" của đối tượng này không ăn khớp với thời điểm dị nhân “phóng chưởng”, do vậy Hội đồng kiểm định nhận xét chưa đủ cơ sở để chứng minh cho khả năng đặc biệt của Đ.H.T”.

“Vì “dị nhân” Đ.H.T không phóng chưởng làm ngất 5 người do Hội đồng kiểm định cử ra, nên Hội đồng khoa học UIA không tiếp tục kiểm định "khả năng dùng chưởng lực để chữa bệnh" của Đ.H.T. Với kết quả thực nghiệm này, UIA đã không công nhận khả năng đặc biệt và khả năng chữa bệnh của “dị nhân” Đ.H.T”, ông Khanh cho biết.
Nguyễn Việt Chiến
http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201039/20100923002756.aspx 

 Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, xin thương thanh tẩy lòng trí con khỏi mọi bợn nhơ và soi sáng cho con thấy những điều Chúa muốn nơi con, để đời con thuộc về Chúa như Chúa đã trao Thân Mình cho con. Lạy Chúa, này đây cuộc đời con dành cho Chúa.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Tết Trung Thu và niềm vui nhỏ

"Xin chớ để con ăn mày và cũng đừng để con giàu có:  xin chỉ ban cho con ăn dùng vừa đủ".

Xuất phát đúng 12h30 ngày Chủ nhật 19.09.2010 theo kế hoạch đã định. Chúng tôi thẳng tiến đến chùa Cẩm Phong – Tỉnh Tây Ninh.

Trên đường đi tôi tranh thủ phân công công việc với mọi người, ai nấy đều hăng hái nhận lãnh phần trách nhiệm thuộc về mình. Chúng tôi là bạn bè của nhau, nhưng vài tháng mới được gặp mặt nhau một lần. Đây là cơ hội tốt đẹp để chúng tôi có dịp sát cánh bên nhau.

Đến nơi, chúng tôi đã thấy tại chùa có 1 đám tang. Hỏi ra mới biết, những cụ sống tại chùa vừa phải chia tay vĩnh viễn với một người bạn, một cụ ông đã 65 tuổi. Thành tâm mong hương hồn cụ ông sớm được về bên Đức Phật.

Thầy Tánh chạy ra hối hả bảo “Thầy tưởng tụi con không xuống, Thầy trông quá trời, 11h rồi thầy nghĩ chắc tụi nhỏ không xuống rồi. Rồi 2 giờ chiều Thầy cũng hông thấy, cũng nghĩ là tụi con không xuống, vì xa xôi quá mà. Thầy vui quá trời khi các con đã đến”. Vẽ mặt vui vẽ của Thầy đã làm cho các thành viên trong đoàn vui lây.

Mỗi thành viên tranh thủ thắp nén hương cho người đã khuất, rồi nhanh chóng khiêng đồ từ xe xuống – nào nước tương, đường, bột ngọt, dầu ăn, bánh trung thu, lồng đèn, và cả những cuốn tập do bạn Cà Chua đóng góp.

Các em nhỏ được tập trung xuống sân, Jutkin và Vân Khanh được phân công quản trò cho các em. Các thành viên khác thì người chuẩn bị lồng đèn, người lo cắt bánh trung thu ra làm nhiều phần nhỏ.

Sau khi chơi trò chơi, các em được phát lồng đèn để chuẩn bị rước đèn cùng các anh chị. Nhưng có 1 điều chúng tôi không thể lường trước được là các em lại thích thú hào hứng với lồng đèn đến mức độ, vừa được phát là túm tụm lại với nhau và la í ới đòi phải đốt ngay lập tức.

Các em nhỏ độ 6 tuổi thì không còn hàng ngũ gì nữa, các anh lớn thì khoe nhau “tao đèn rồng, còn mày đèn hộp”…..những đứa trẻ trở nên lộn xộn và không còn nghe lời của anh quản trò. Điều đó không làm cho chúng tôi khó chịu - vì chỉ trong chốc lát khi đèn được thắp hết, các em lại chạy vào đúng vị trí vòng tròn của mình – mà ngược lại làm chúng tôi cảm thấy xúc động, và rất vui. Vui vì chúng tôi đã mang được đúng những niềm vui nho nhỏ mà các em trông đợi.

Thấm mệt, trời cũng đã tối. Các em được chia những phần bánh trung thu rồi trở về phòng, chuẩn bị cho buổi cơm chiều muộn.

Sau đó, các thành viên mỗi người một mâm bánh trên tay, đi đến từng phòng của các cụ già để mời bánh mời trà. Để cùng trò chuyện và để chia sẽ nỗi cô đơn khi sống giữa nhiều người, nhưng không con cháu. Chúng tôi đùa nhau “mỗi người bưng mâm bánh giống nhân viên giao pizza quá, chắc lần này về mở tiệm pizza rồi cùng nhau làm hen”…^^

Chia thay Thầy Tánh – Thầy chia sẽ “Thầy thấy tụi con xuống chơi với tụi nhỏ là Thầy vui lắm rồi. Mỗi ngày, khi tan học về chùa, học hành xong đến giờ nghỉ ngơi, Thầy chỉ biết bật cái TV lên cho tụi nhỏ coi, hoặc cho tụi nó nghe thuyết giảng. Rồi lâu lâu ngó coi có thiếu đứa nào không. Rồi lại đi tìm nếu tụi nó mê chơi đâu đó. Nuôi thì nuôi thế, chứ Thầy cũng không trông mong gì nhiều, chỉ một hay hai đứa học hành ngoan ngoãn là cũng mãn nguyện rồi”. Thế nhưng Thầy vẫn mong lắm, mong những người như chúng tôi xuống sinh hoạt cùng các em để chúng “hướng thiện” như lời Thầy nói. Dạy ăn, dạy mặc, dạy chữ thì dễ - còn về tâm lý thì Thầy đành chịu thua vì đâu thể theo sát từng đứa một. Thế mới biết gánh nặng trên vai Thầy không hề nhẹ nhàng.

Trở về SG trong cái tối nhá nhem của đường phố Tây Ninh không đèn…Các thành viên hào hứng kể về đứa bé này, ông cụ nọ, bà cụ kia…mỗi người một tiếng, những tiếng cười không ngớt cho đến khi chúng tôi chia tay nhau. Kết thúc chuyến đi là 22h. Một ngày vui. Hẹn các bạn trong một dịp gần nhất.


Ngày Trung Thu chúng ta nghĩ đến những trẻ em không có diễm phúc được vui đùa trong gia đình hạnh phúc bên cha mẹ, anh chị em vì cuộc sống cùng cực, bị bạo hành, gia đình ly tán hoặc mồ côi lang thang đầu đường xó chợ. Bạn được mời gọi mở cửa dẫn trẻ em đến với Chúa Kitô bằng cách chia sẻ niềm vui với các em, giúp các em tìm lại được nét vui tươi, hồn nhiên, tin tưởng và tín thác vào Chúa. 

Lạy Chúa, xin cho con biết tiết kiệm những chi thu lãng phí, không cần thiết để chia sẻ với các trẻ em đang cần đến tình thương, đang thiếu vắng niềm vui.



Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

TẾT TRUNG THU

“Cứ để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng vì Nước Thiên Chúa thuộc về những ai giống như chúng” (Mc 13,14)
 
Tết Trung thu
(Rằm tháng Tám)
Trung thu là giữa mùa thu, Tết Trung Thu như tên gọi đến với chúng ta vào đúng giữa mùa thu tức là vào rằm tháng Tám âm lịch. Tết Trung Thu là tết của trẻ em.

Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh trung thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.

Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.



Tết Trung thu của các bệnh nhi
Những chiếc đèn ông sao, mặt nạ, bóng bay và hàng trăm món quà ý nghĩa khác đã được gửi đến tận tay các bé mắc bệnh hiểm nghèo ở Viện Nhi TW ngày 18/9.

Rất nhiều các món quà đã được trao đến tận tay các bé thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ rất nhiều tổ chức từ thiện, các trường đại học để các bé có một cái tết Trung thu ấm áp hơn.
Niềm vui của một bà mẹ có con bị bệnh.
Viện Nhi TW là nơi điều trị cho rất nhiều bé mắc bệnh hiểm nghèo, nhiều bé có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Trong ảnh là bé Thanh chỉ mới được 6 tháng nhưng đã bị bệnh tim, gan và suy dinh dưỡng.
Rất nhiều bé phải nằm viện lâu ngày và không được đón trung thu cùng bạn bè, người thân.
Hầu như các bé đều phải nằm viện từ lúc còn rất nhỏ để điều trị, luôn được sự quan tâm của các mẹ và y sĩ trong bệnh viện.
Bé Ngọc Minh (8 tháng tuổi) quê ở Hưng Yên , được đưa xuống Hà Nội để điều trị bệnh gan đã một tháng.
Bé Thanh Loan (4 tuổi) quê ở Hà Tây (cũ) nằm viện để mổ ruột thừa, dù rất mệt mỏi nhưng bé vẫn muốn xuống chơi để nhận quà trung thu.
Có những bé mắc bệnh sơ gan từ lúc mới sinh khiến cho cơ thể em yếu đi rất nhiều nhưng các em vẫn cố gắng ra khỏi giường bệnh để chung vui với các bạn.
Niềm vui của các em khi nhận được những món quà Trung Thu.
Chương trình đã thu hút được rất nhiều các bạn trẻ tham gia, có cả những bạn người nước ngoài cũng góp sức để trung thu cho các em được ấm áp hơn.

Hoài Thu
http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2010/09/3BA208EB/ 

Lạy Chúa, còn biết bao trẻ em không có được những giây phút vui Trung Thu bên người thân. Xin Chúa cho có nhiều bàn tay nhân ái sẵn sàng giang rộng, để đón tiếp các em gia nhập vào mái ấm tình thương của mình. Xin cho con luôn sống hết tình và hết mình cho những người kém may mắn, đừng bao giờ hối tiếc vì đã không có gì cho chia sẻ cho anh chị em đồng loại của mình.

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Khi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua, thấy một người ngồi ở bàn thu thuế, tên là Mátthêu. Người phán bảo ông: “Hãy theo Ta”. Ông ấy đứng dậy đi theo Người (Mt 9,9)

Ít có ai chuộng người thu thuế. Vào thế kỷ I tại Palestine điều này còn rõ hơn nữa, khi mà họ thủ lợi được nhờ doạ dẫm và gian dối. Nhưng dù có lương thiện đi nữa nhân viên thu thuế cũng không được cấp lãnh đạo Do Thái chấp nhận vì họ làm việc cho lương dân. Họ là người nhơ uế theo luật pháp và bị loại khỏi xã hội. Khi nhận một người thu thuế vào môn đồ của Người, Chúa Giêsu quả đã khinh thường tiên kiến của dân chúng.
Điều cần ghi nhận là Matthêu không phải đi từ cửa nhà này tới cửa nhà khác để thu thuế. Ông có một văn phòng tại Capharnaum, thành phố quê hương của Phêrô và đại bản doanh của Chúa Giêsu khi thi hành sứ vụ tại Galilê.
Đi ngang qua, Chúa Giêsu thấy Lêvi con của Alphê ngồi nơi sở thu thuế và Người nói: “Hãy theo Ta” và ông đứng dậy đi theo Người” (Mc 2,14).
Đó là lời mời gọi làm tông đồ, rất giống lời gọi dành cho Simon và Anrê (x. Mc 1,16t). Dầu vậy, Lêvi không có tên trong danh sách nhóm mười hai (x. Mc 3,16; Mt 10,3; Lc 6,14t; Cv 113). Ơn gọi người thu thuế được ghi lại trong Tin Mừng thứ nhất, trong đó ông được gọi là Matthêu (x. Mt 9,9tt). Như vậy, tông đồ đồng hoá mình với Mathêu có trong danh sách các tông đồ. Lời giải thích tự nhiên được tiếp nhận rộng rãi là Matthêu với Lêvi chỉ là một người với hai tên gọi khác nhau. (Chẳng hạn anh em Macabê, 1 Mcb 2,2-5). Cũng có thể chính Chúa Giêsu đã đặt tên cho Matthêu như đã đặt tên Phêrô cho Simon (Mattai theo tiếng Aramêô có nghĩa là ấn bản của Thiên Chúa).
Từ đó Matthêu bỏ sổ sách và học theo hoa đồng và chim trời, những thứ không thể tính toán cho đời sống mình (x. Mt 6,25tt). Chủ nhân của ông không còn là Antipas, con cáo gian xảo (x. Lc 13,32) mà là một Đấng khác hẳn loài cáo, lại chẳng có lấy một căn nhà (x. Mt 8,20). Sự thay đổi đã huỷ diệt trọn tương lai trần gian của Matthêu. Simon và Andrê còn có thể trở lại với nghề chài lưới, còn Matthêu bị tống khứ khỏi nghề cũ và không thể trở lại được nữa. Trong cộng đoàn tông đồ không phải ông mà là Giuda giữ quỹ của nhóm (x. Ga 13,29).
Sau khi được gọi, Matthêu biến dạng khỏi Tân ước và chỉ còn để lại tên trong danh sách các vị Tông đồ. Ngài đã ra thế nào? Chúng ta có được một câu văn của Giám mục Papias trong cuốn giải thích Lời Chúa (khoảng năm 125): “Matthêu viết một tường thuật có thứ tự về Lời Chúa, theo năng khiếu của ngài” (Eusebiô, Lịch sử Giáo Hội III, 39). Cuốn Tin Mừng Matthêu viết bằng tiếng Aramêô cho người Dothái trở lại. Khi thời thế đòi hỏi, con người Matthêu bị xã hội loại bỏ ấy đã cầm lấy viết để trước tác cuốn “Tin Mừng theo Thánh Matthêu”.
Theo bản văn tiếng Hy Lạp còn lại, chúng ta thấy tính khí theo toán học với những con số rõ rệt: 7 dụ ngôn về nước trời, 7 lời nguyền rủa bọn biệt phái, 7 lời cầu trong kinh Lạy Cha và có lẽ 7 mối phúc thật. Cả con số 5 nữa: 5 cuộc tranh luận với biệt phái, 5 chiếc bánh, 5 lượng vàng, nhất là 5 phần của cuốn sách. Sau cùng như chúng ta mong đợi có dấu chỉ về sự hiểu biết tinh tường về phương diện tài chính như đồng bạc nộp thuế thay vì đồng “denarius” trong Mc và Lc hay như thuế đền thờ, với những loại thuế gián thu, thuế phân...
Như vậy, Matthêu đã chuyển nghề nghiệp cũ vào một việc phụng sự mới, từ người kế toán thành người viết Tin Mừng. Thật không ngạc nhiên gì khi một mình ngài ghi lại lời này của Chúa: “Phàm ký lục nào đã được thụ giáo về Nước Trời thì cũng giống như gia chủ biết rút từ trong kho của ông ra điều mới và điều cũ” (Mt 13,52).
Không có khí cụ hèn hạ nào của chúng ta mà lại không được dùng một cách hoàn hảo và xứng đáng vào việc phụng sự Chúa.
Cuốn Tin Mừng thứ nhất là một kỷ vật của Thánh Matthêô được Giáo Hội ưa chuộng. Nhưng công cuộc tông đồ sau này của ngài lại bị mai một. Ngài đã rao giảng Tin Mừng cho người Dothái tại Palestina có lẽ trong 15 năm (Eusebiô, Lịch sử Giáo Hội III, 24,265) nhưng sự lầm lẫn giữa tên ngài với thánh Matthias (x. Cv 1,26) làm chúng ta luõng lự giữa những truyền thống khác nhau. Ethiopia, Parthia, Macedonia và cả những xứ của những kẻ ăn thịt người đều được ghi nhận là nơi thánh nhân đã làm việc tông đồ.
Thường người ta cho rằng: ngài chịu tử đạo, nhưng ý kiến cũng không được đồng nhất. Điều chắc chắn là ngài đã sống đời của một vị tử đạo và thế là đủ. Đối với chúng ta, ngài luôn luôn là một người đã biết được tiền của là gì, lẫn việc không có tiền của là gì.
Trích trong Theo Vết Chân Người (Chân dung các thánh nhân)

Nhắc lại Lời Chúa để giúp mình quyết tâm chọn Ngài: “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
Lạy Chúa, giữa những phân vân của cuộc sống, xin giúp con biết chọn Ngài để con vững bước đi theo và cậy dựa hoàn toàn vào Ngài trên đường đời. Amen. 

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

ÁNH SÁNG TRONG TA

“Đèn được đặt trên đế, để những ai vào thì nhìn thấy ánh sáng” (Lc 8,16)


Bạn nhỏ mồ côi chung tay bảo vệ môi trường
TTO - Các bạn nhỏ mồ côi đến từ Trường Khuyết tật và mồ côi Bé Thơ (Biên Hòa, Đồng Nai) đã có một buổi sáng chủ nhật (19-9) vui và ý nghĩa tại Thảo cầm viên Sài Gòn với chương trình chung tay bảo vệ môi trường. 

Gần gũi và không kém hài hước, chị Hoàng Thị Minh Hồng - cố vấn chiến dịch Giờ trái đất tại Việt Nam, thành viên chuyến thám hiểm Nam Cực 2009 - chia sẻ với các bạn trẻ về những hậu quả của biến đổi khí hậu, những việc làm đơn giản mà các bạn trẻ có thể làm để bảo vệ môi trường như tắt bớt các thiết bị điện, dùng một chai nhựa nhiều lần để uống nước, dùng các phương tiện giao thông công cộng...
Chị Minh Hồng cũng thông tin về Ngày hội hành động toàn cầu chống biến đổi khí hậu vào ngày 10-10-2010 và giới thiệu trang web của chương trình tại www.350.org

Những hoạt động thú vị khác như: thi làm ngôi nhà sinh thái từ thùng các-tông, giấy màu, biểu diễn văn nghệ, đua xe đạp, cùng làm vệ sinh một số khu vực của Thảo cầm viên Sài Gòn... Chương trình nằm trong khuôn khổ Tuần lễ chung tay bảo vệ môi trường khu vực châu Á Thái Bình Dương, diễn ra từ ngày 11-9 đến 19-9 tại 12 quốc gia, do tập đoàn toàn cầu FedEx tổ chức.

TR.UYÊN
 http://teen.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=401275&ChannelID=560

Lạy Chúa, từ ngày lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy, con đã trở thành con cái của Chúa, con cái của sự sáng. Xin giúp con can đảm tháo dỡ mọi vật cản che khuất ánh sáng Tin Mừng và nhiệt thành làm việc thiện để chiếu tỏa ánh sáng rạng ngời của Chúa cho mọi người chung quanh. Amen.

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Lòng trung thành

Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi Tiền Của được (Lc 16,13)

 Chúng ta là con cái sự sáng. Hãy biết sống theo con đường sự sáng của Phúc Âm. Hãy xin Chúa ban cho ta sự khôn ngoan của Phúc Âm. Hãy rèn luyện cho ta có sự nhạy bén đối với những thực tại vĩnh cửu trên trời. Amen.

Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2010

Mãi Mãi Yêu Thương! Webyeuthuong.com

Người gieo giống

"Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm." (Lc 8,8)


Đoạn Tin Mừng này mời gọi chúng ta suy niệm về mầu nhiệm Nước Trời, sự tăng trưởng của nó cũng như thái độ đón nhận của con người.

1. Mầu nhiệm Nước trời

Dụ ngôn người gieo giống chính là dụ ngôn nói về mầu nhiệm Nước Trời trong chiều kích cánh chung. Nước Thiên Chúa như hạt giống đã được gieo vãi và sẽ tiến triển tới mùa gặt. Lúc đó, Nước Thiên Chúa mới phát triển toàn vẹn. Trong quá trình phát triển, có lúc sẽ gặp trở ngại như những hạt rơi trên đường, rơi trên đá và rơi vào gai góc bị người ta chà đạp, chim trời ăn mất, thiếu nước hoặc bị chết ngộp giữa gai góc. Nhưng cuối cùng, Nước Thiên Chúa vẫn cứ phát triển và nảy nở tới mùa gặt bội thu vì không có một sức mạnh nào dù là của người ta hay ma quỷ có thể cản trở được.

2. Thái độ đón nhận của con người

Nhưng hiện thời, Nước Thiên Chúa đang trong giai đoạn triển nở. Vì thế, thái độ của con người đối với Nước Trời là vấn đề cần được lưu tâm. Đó cũng là sự bận tâm giải thích dụ ngôn trong hoàn cảnh hiện tại cùng tác giả Tin Mừng. Nước Chúa hay là Lời Chúa được rao giảng cho con người, nhưng người ta có đón nhận và làm triển nở được hay không. Đây chính là lý do của việc giải thích dụ ngôn: “Đã được ban cho các ngươi những mầu nhiệm Nước Thiên Chúa”, còn đối với những người khác thì tác giả áp dụng cho họ tư tưởng của Isaia: “Họ nhìn mà không thấy; họ nghe mà không hiểu”.

SUY GẪM

- Nước Trời qua dụ ngôn này là một thực tại rất rõ ràng. Chỉ những ai không muốn đón nhận mới nhìn hay nghe mà không thể thấy, không thể hiểu. Chính thái độ đón nhận nửa vời của con người, mới làm cho hạt giống Nước trời hay Lời Chúa thui chột đi vì sự chai đá, vì những bận tâm thế tục hay vì sự lựa chọn không dứt khoát. Vì thế, Nước Trời sẽ không sinh hoa kết quả nơi họ. Trái lại, với những ai biết đón nhận, thì Lời Chúa và Nước Trời sẽ triển nở và đem lại kết quả dồi dào phong phú. Nơi bản thân những người đó, đôi lúc cũng có những cản trở, những khó khăn, nhưng với sự kiên nhẫn và “tâm tình thiện chí”, họ sẽ vượt qua và đạt đến thắng lợi cuối cùng.

- Dụ ngôn người gieo giống thúc giục những ai muốn trở thành môn đệ đích thực của Chúa Giêsu, khi đón nhận sứ điệp Tin Mừng, phải luôn nghiêm túc kiểm thảo và lượng giá mọi phản ứng nơi mình. Vì có nhiều cản trở từ bên ngoài lẫn bên trong con người là những đe dọa không để nó phát triển. Vì thế, chỉ những ai quảng đại và kiên trì đương đầu với những trở ngại đó mới trở thành môn đệ của Chúa và chỉ có họ mới có thể sinh hoa kết quả trong đời sống đạo đức của mình.

- Vậy lời cuối cùng của chúng ta ở đây không phải là xếp loại mình thuộc mảnh đất nào: đường đi, đá sỏi hay bụi gai, nhưng là nỗ lực để biến tất cả trở thành mảnh đất trù phú để Lời Chúa sinh hoa kết quả và Nước Chúa bám rễ sâu trong đời sống của mình. Giờ đây, ơn Chúa trong bàn tiệc Thánh sẽ giúp chúng ta làm công việc đó cùng với nỗ lực của riêng bản thân chúng ta.

http://www.tgpsaigon.net/suy-niem/20100917/2305 


Từ khi được sinh ra, bản thân đã mồ côi Cha bởi chiến tranh. Được nội thương tình với chức danh "Cháu nội đích tôn" và được luân chuyển cuộc sống từ các ngôi nhà của bà con nội ngoại. Thương thì được niềm vui hạnh phúc, buồn thì đòn roi. Tục ngữ có câu: "Con là máu, cháu là mũ" cũng làm nỗi bật lên con đường chân lý mà LucaKhanh phải đi tìm.
Vào đời thiếu tình thương gia đình, nên mãi đi tìm. Đến với người bằng hết cả tấm lòng, thì được yêu thương. Muốn gọi tất cả người thân là Ba má, anh chị em ... nhưng làm sao được như ruột thịt và cạm bẩy cứ vướng mãi dưới chân. Thì nỗi niềm cô đơn vẫn luôn đồng hành.
Đến với cuộc sống thì cơm áo, gạo tiền. Cố gắng làm để có thì phải chịu đựng những bất công. Khi nhiệt tình mua chuộc được tình thương của người với người, thì có kẻ ghét đâm thọc. Được thăng chức, thì áp lực răn đe, cám dỗ rình rập.
Bước vào hôn nhân để tìm chia sẽ vui buồn. Tình yêu hạnh phúc ban đầu ôi sao luôn đẹp. Thời gian sẽ lượng giá được nó. Mãi lo vật chất để nuôi Tình yêu hôn nhân, thì nó sẽ vấp ngã bởi đồng tiền. Không niềm tin thì hôn nhân bất thành, thì cô đơn mãi cô đơn.
Công tác bác ái xã hội, Hội đoàn chia sẽ để nhìn lại bản thân. Ôi sao hạnh phúc cung tụng khi làm họ vui. Sống luôn đem cái tôi vượt lên trên. Có ai thông hiểu cho ai ?
Dấn thân theo chân Chúa là vác Thập giá mà đi theo Người. Trên con đường đau khổ để yêu thương và phục vụ tha nhân. Gặp được Chúa trong công việc, trong tình thương con người. Và thấy được được tất cả trong mọi việc đã làm nếu có Chúa sẽ có niềm vui và hạnh phúc.
Nhìn lại quá trình đi tìm chân lý thì LucaKhanh vẫn mãi phải đi tìm đợi ngày "Khi Chúa thương gọi con về ..."
Vậy nào cùng tìm chân lý nhé !!!



Lạy Chúa, xin cho tâm hồn con trở thành một thửa đất thích hợp để hạt giống Lời Chúa có thể mọc lên và trổ sinh hoa trái gấp trăm. 

Xin cho con biết lắng nghe và kiên nhẫn giữ lấy Lời Chúa với tấm lòng thiện hảo để Lời Chúa biến đổi cuộc sống của con từng ngày. Amen.

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH

NGƯỜI QUẢN LÝ KHÔN NGOAN VÀ TRUNG THÀNH

Mạnh Thường Quân nhà giàu, cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Nguyên sang đất Tiết đòi nợ. Trước khi đi, Phùng Nguyên hỏi: “Ngài có muốn mua gì không?”. Mạnh Thường Quân trả lời: “Ngươi xem thứ gì nhà chưa có thì mua”. Khi đến đất Tiết, Phùng Nguyên cho gọi dân tới bảo rằng: “Các ngươi nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều cho cả”. Rồi chẳng tính vốn lời, đem văn tự ra đốt sạch. Khi trở về, Phùng Nguyên nói với Mạnh Thường Quân: “Nhà ngài không thiếu gì, có lẽ chỉ thiếu ơn nghĩa. Tôi đã trộm mua ở đất Tiết cho ngài rồi. Tôi chắc là đẹp ý ngài”. Về sau Mạnh Thường Quân bị bãi quan, về ở đất Tiết. Dân ở đấy nhớ ơn xưa ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân ngoảnh lại bảo Phùng Nguyên: “Đó hẳn là cái ơn nghĩa mà ông đã mua cho tôi ngày trước”.
 
Nghe chuyện này, có lẽ mọi người đều đồng ý với Mạnh Thường Quân rằng Phùng Nguyên thực là người quản lý trung thành và khôn ngoan. Trung thành vì ông đã biết cách làm lợi cho chủ. Khôn ngoan vì ông biết nhìn xa trông rộng, đầu tư vào những chương trình có ích lợi lâu dài. Nhờ sự khôn ngoan của Phùng Nguyên, Mạnh Thường Quân đã vượt qua được những khó khăn gian khổ.
 
Người quản lý trong bài Phúc Âm hôm nay khôn ngoan nhưng không trung thành. Khôn ngoan nhanh nhẹn, trong một thời gian ngắn đã tìm ra phương thế chuẩn bị cho tương lai. Nhưng ông ta đã không trung thành vì ông đã phung phí, làm hại tài sản của chủ.
 
Khi khen người quản lý này khôn khéo, Chúa Giêsu không khen ngợi tính gian giảo, thiếu trung thực của ông. Người chỉ khen ngợi sự thông minh nhạy bén của ông. Người ước mong con cái sự sáng cũng biết thông minh nhạy bén trong việc tìm kiếm Nước Trời.
 
Quả thực chúng ta là những người quản lý của Chúa. Tất cả những gì ta có đều là của Chúa. Sự sống, sức khỏe, tài năng, tiền bạc… đều không phải của ta. Ta chỉ quản lý chúng.
 
Hai đức tính quý ở người quản lý là trung thành và khôn ngoan.
Người quản lý trung thành gìn giữ nguyên vẹn tài sản của chủ. Không phung phí, không làm mất mát hao hụt. Người quản lý khôn ngoan sẽ tìm cách sinh lợi cho chủ, làm cho tài sản ngày càng gia tăng. Tiền bạc có thể sinh lợi ở ba góc độ khác nhau.
 
Mức độ bình thường nhất là: tiền đẻ ra tiền. Dùng tiền gởi ngân hàng để lấy tiền lời. Dùng tiền đầu tư vào công việc thương mại, kinh doanh để kiếm được nhiều tiền hơn nữa.
Mức độ thứ hai cao hơn là: dùng tiền đầu tư vào chất xám, vào giáo dục, vào nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước đầu tư rất nhiều vào giáo dục. Vì thế họ đã đào tạo được một đội ngũ trí thức đông đảo có kiến thức, có khoa học kỹ thuật. Nhờ thế, không những họ làm cho đất nước giàu mạnh mau chóng, mà còn nâng cuộc sống nhân dân lên cao hơn, giàu có sung túc về của cải vật chất và nhất là cao đẹp vì có văn hóa, đạo đức.
 
Mức độ thứ ba, cũng là mức độ cao nhất là: dùng tiền mua hạnh phúc vĩnh cửu. Biến tiền của hay hư nát ở đời này thành gia sản vĩnh viễn ở trên trời. Để làm được việc này, ta phải vượt qua sự khôn ngoan, nhạy bén đầy tính toán của người đời để đạt tới sự khôn ngoan nhạy bén đầy quảng đại theo tinh thần Phúc Âm.
 
Tạo lập gia sản trên trời khác với tạo lập gia sản nơi trần gian. Gia sản nơi trần gian được tạo lập bằng tích lũy. Gia sản trên trời được tạo lập bằng cho đi. Để tích lũy tài sản nơi trần gian, ta phải tiện tặt, chắt bóp, nghĩ đến lợi nhuận của bản thân hơn đến người khác. Để tích lũy gia sản trên trời, ta phải rộng rãi, hào phóng nghĩ đến người khác hơn bản thân mình. Càng cho đi ở đời này, ta càng giàu có ở trên trời. Người nghèo là Chúa Giêsu hóa trang. Khi ta giúp đỡ người nghèo là ta chuyển tiền về thiên quốc. Qua trung gian người nghèo, đồng tiền trần gian hay hư nát sẽ biến thành tài sản vĩnh cửu trên trời.
 
Chúng ta là con cái sự sáng. Hãy biết sống theo con đường sự sáng của Phúc Âm. Hãy xin Chúa ban cho ta sự khôn ngoan của Phúc Âm. Hãy rèn luyện cho ta có sự nhạy bén đối với những thực tại vĩnh cửu trên trời. Amen.
 
KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG
1) Con cái đời này khôn khéo hơn con cái ánh sáng khi xử sự với người đồng loại. Bạn nghĩ gì về câu này?

2) Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của được. Bạn đã coi thường chủ nào và đã yêu mến chủ nào hơn?

3) Hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè, phòng khi hết tiền hết bạc, họ sẽ đón rước anh em vào nơi ở vĩnh cửu. Bạn hiểu câu này thế nào? Bạn đã thực hành chưa?

4) Làm sao để trở thành người quản lý trung thành và khôn ngoan của Chúa?

ĐTGM. Ngô Quang Kiệt

Đức tin

"Có nhóm Mười Hai đi với Chúa Giêsu, và ít phụ nữ đã được chữa lành khỏi quỉ dữ cùng đau yếu, cùng nhiều bà khác." (Lc 1b. 2a.3b)




Vĩnh Long:
Thương lắm hai bé mồ côi cha trước nguy cơ mất mẹ
(Dân trí) - Cha mới mất chưa đầy 100 ngày nhưng giờ đây hai chị em Như Ý đang phải đối diện với nguy cơ mất mẹ. Mẹ Ý bị ung thư tuyến giáp đã lâu, nay bệnh trở nặng nhưng chị cũng chỉ ước mình được sống thêm vài năm nữa để lo cho hai bé.
 
Trong căn nhà lá tạm bợ (sắp phải di dời) chị Nguyễn Thị Tuyết Hoa (33 tuổi) ở ấp Phù Ly 2, xã Đông Bình, huyện Bình Minh, Vĩnh Long bùi ngùi kể lại về sự ra đi đột ngột của chồng mình: “Anh Tuấn đã phát bệnh từ mấy năm trước nhưng khám không ra (do khám ở địa phương), đến tháng 9/2010 sau một đổ bệnh tôi đưa chồng đến bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ khám thì các bác sĩ cho biết anh Tuấn bị bệnh sốt huyết giảm tiểu cầu”.

“Bệnh này không thể trị khỏi, nếu có tiền thì kéo dài được sự sống. Cùng lúc đó tôi cũng đổ bệnh, nhà chỉ có một công đất nhưng thấy bệnh tình của chồng như vậy nên tôi bán đất rồi đưa anh Tuấn lên bệnh viện Chợ Rẫy điều trị. Nằm ở đây được một tháng, bệnh của anh có khá hơn, nhưng lúc đó tôi không thể hỏi vay ai được nữa. Lãnh đạo Bệnh viện thấy gia đình khó khăn nên Bệnh viện cho về nhà nằm, 2 tuần lên tái khám và truyền máu”.

Cứ như vậy, sau 2 tuần là chị Hoa lại chạy đôn chạy đáo khắp nơi vay mượn rồi khăn gối đưa anh lên bệnh viện tái khám. Ngày qua ngày, số nợ mà chị Hoa hỏi mượn đã lên tới con số hàng trục triệu, còn bệnh tình anh Tuấn thì vẫn không giảm. “Đến tháng 8/2010 sau hơn 1 tháng bác sĩ cho về quê để lo hậu sự thì anh Tuấn mất”, chị Hoa nấc nghẹn khi nói đến đó.

Bà Nguyễn Thị Lựu, mẹ ruột chị Hoa tâm sự: “Thấy con cái lâm vào tình cảnh này không giúp được gì thấy lòng nặng trĩu! Tôi cũng cố gắng vay mượn khắp nơi mới mượn được hơn 10 triệu đồng cho con Hoa để chạy chữa bệnh cho chồng! Số phận thật trớ trêu, vào đúng lúc chồng mất thì căn bệnh ung thư tuyến giám của Hoa đã trở nặng. Không có tiền chạy chữa vậy mà Hoa còn phải gồng gánh khoản nợ hơn 30 triệu đồng và tiền ăn tiền học của hai đứa nhỏ nữa!”

Được biết, bé lớn nhà chị Hoa là Trần Như Ý đang học lớp 6 của trường THCS thị trấn Cái Vồn, còn đứa nhỏ là Nguyễn Quốc Kiệt đang học lớp 4 trường tiều học Thuận An B. Dù đã nhập học được gần nửa tháng vậy mà chị vẫn chưa lo được tiền học phí, sách vở cho chúng.

Chị Hoa nói  trong nước mắt: “Thấy tụi nhỏ ham học tôi mừng lắm, chỉ mong ông trời cho tôi khỏe mạnh để đi làm kiếm tiền lo cho 2 đứa nó ăn học tới nơi tới chốn, vì đây cũng là tâm nguyện của anh Tuấn.”

Ông Kim Sa Minh - Trưởng ấp Phù Ly 2 cho biết: “Hiện tại hoàn cảnh của gia đình chị Hoa thật sự rất khó khăn, chúng tôi cũng đã vận động bà con trong ấp hỗ trợ cho gia đình chị một ít tiền và gạo. Nhưng để giúp chị Hoa có điều kiện chữa bệnh cũng như tiếp sức cho 2 cháu nhỏ đến trường trong năm học mới, nhất là trong lúc này thì rất cần sự chung tay của cộng đồng”. 
 
 Ngô Nguyễn
 http://dantri.com.vn/c167/s167-421850/thuong-lam-hai-be-mo-coi-cha-truoc-nguy-co-mat-me.htm

Lạy Chúa, xin Chúa ban thêm sức mạnh cho bao nhiêu gia đình đang đau khổ vì có những người con tật nguyền, bất bình thường. Xin Chúa trở thành nguồn vui mang lại ơn thánh hoá cho họ và cho tha nhân.